Tinh Tấn Nhất Định Cần Có Thập Thiện Nghiệp Đạo Làm Nền Tảng

BÁO CÁO TÂM ĐẮC TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.

Hanh Trinh Thay Doi Ban Than

Tinh Tấn Nhất Định Cần Có Thập Thiện Nghiệp Đạo Làm Nền Tảng: Nếu như 10 thiện mình chưa làm được, thì cứ y như rằng tinh tấn được hai ba bữa thì lại quay lại cái tình trạng cũ, đó là tạp tấn, đó là giải đãi, đó là lười biếng, Ngài gọi đó là tinh tấn trống không, chỉ có hình thức không có nội dung.

….. Mình cần phải đầy đủ thập thiện nghiệp đạo, vì vậy khi nói tin Phật thì người đó nhất định phải làm được thập thiện nghiệp đạo. Ở mức thấp nhất là chấp chước, hiểu rõ từng câu từng chữ trong thập thiện nghiệp đạo và hành được 10 điều này, không chỉ một ngày, mà ngày nào cũng hành được. Đây là thực tiễn tín căn, và tinh tấn cũng vậy.

Đối lập với tinh tấn đó chính là giải đãi, lười biếng. Có thời gian rảnh không chịu niệm Phật, thích đi chơi, thích làm những thứ mà mình muốn, và không có liên quan gì đến cái chuyện niệm Phật cầu sanh Cực Lạc của mình hết. Cũng không liên quan gì đến cái chuyện tu sửa bản thân, đây đều là những chuyện giải đãi lười biếng mà mình bị mê hoặc.

Tại sao lại có hiện tượng này? Mình thấy mình tinh tấn là mình tinh tấn có cơn, do cái tinh tấn của mình không có mười thiện nên nó mới như vậy. Nên mình chẳng phải thật sự tinh tấn đâu. Nếu như 10 thiện mình chưa làm được, thì cứ y như rằng tinh tấn được hai ba bữa, thì nó quay lại tình trạng cũ, đó là tạp tấn, đó là giải đãi, đó là lười biếng, thì cái đó Ngài gọi là tinh tấn trống không, chỉ có hình thức không có nội dung.

Thậm chí ngay là cả mình muốn ngồi niệm Phật tinh tấn, mình cũng không thể tinh tấn, nghĩa là thế nào? Là ngồi niệm Phật mà ngủ gục. Đầu thì nặng nặng, tinh thần uể oải, không phát huy ra được câu Phật hiệu rõ ràng. Cách nào cũng không khắc phục được cái buồn ngủ này, nguyên nhân gốc rễ là hằng ngày mình không có để ý thực hành thập thiện cho đàng hoàng, cho nghiêm túc, mình xem thường thập thiện. Ngược lại, mình thường hành thập ác, cho nên đến lúc mình ngồi niệm Phật thì ra tình trạng như vậy đó.

Cho nên Ngài muốn khuyên mình, muốn mình đừng có phóng tâm ra ngoài, lãng phí năng lượng quý giá của bản thân mình, xen tạp nhiều thứ bất thiện. Hãy dùng thời gian của mình để mà độ chính mình, độ chính mình được rồi, thì cũng chính là độ chúng sanh, vì mình là một chúng sanh.

Chúng sanh này quan trọng nhất, gần gũi nhất, và có duyên với mình nhất, đó là bản thân mình, thì mình thành tựu được cái chuyện độ chính mình rồi. Hay nói cách khác là mình được vãng sanh rồi, thì cái chuyện độ chúng sanh mặc nhiên là làm được.

Vì vậy qua cái đoạn này, khi nói về hai chữ tinh tấn, thì mình sẽ không lạm dụng cái từ này nữa, đối với bản thân mình, cho đến khi nào mình hành thập thiện được tốt. Hơn nữa, mình không dùng 2 chữ tinh tấn để mình khen người khác nữa, tôi thấy bạn niệm Phật tinh tấn quá, tu hành tinh tấn quá, những lời này đa phần đều là hại người ta, khiến người nghe tăng trưởng ngạo mạn, tự cho mình giỏi, rồi thoái tâm lúc nào không hay…

Vì vậy Tinh Tấn chân thật trong nhà Phật là tự nhiên nó đến khi mà mình làm được Thập Thiện. Chứ không phải nhờ vào lời khen của người khác mà mình sẽ cảm thấy tinh tấn hơn. Những người chân thật tinh tấn là những người tự giác tu hành rất là tốt, là những người không cần người khác khen họ, không cần người khác động viên, họ vẫn có thể tự họ nỗ lực.

Họ biết rõ họ làm được chuyện đó, vì tâm họ vững mạnh, có lực tu. Lực này dựa vào đâu? Chính là từ thập thiện nghiệp đạo, họ làm được Thập Thiện rất tốt. Nên họ tu có lực, chứ không phải họ dựa dẫm vào người khác, hay cần người khác khen, cần người khác đốc thúc, cần người khác khích lệ, đây là ngoài tâm cầu pháp.

Cho nên mình thấy người khác niệm Phật đang tốt, mình phải để yên cho họ niệm Phật, phải rất cẩn thận lời khen của mình, vì khi mình khen họ là họ động tâm rồi, câu Phật hiệu của họ liền bị gián đoạn bởi cái lời khen của mình, tâm ngạo mạn của họ không chừng lại xuất hiện, phiền phức lớn đấy.

Dạ vâng, đây là cái đoạn mà mình vừa cảnh tỉnh bản thân, vừa chia sẻ để nói ra cái bệnh của mình. Để mình nhìn rõ sự ngộ nhận về 2 chữ Tinh Tấn này, tự mình hỏi xem bản thân mình có xem thường thập thiện hay không? Quả thật, mình chưa có thật tin tưởng, chưa thật sự coi trọng Thập thiện nghiệp đạo.

NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *