Tại Sao Đức Phật Nói Pháp Môn Tịnh Độ Là Khó Tin?

BÁO CÁO TÂM ĐẮC TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.

Hanh Trinh Thay Doi Ban Than

Tại Sao Đức Phật Nói Pháp Môn Tịnh Độ Là Khó Tin? Thích Ca Mâu Ni Phật hướng dẫn cho chúng ta niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, bây giờ mình nghĩ lại cho nghiêm túc: Đây có phải là sự chọn lựa của mình hay không? Mình có bị ép hay không? Hay là mình có hồ đồ mình chọn hay không? Mình có bộp chộp mình chọn hay không? Tại sao mình chọn pháp môn này?

 Đây là câu hỏi mà bản thân mỗi người chúng ta phải tự khẳng định, tự trả lời. Vì đó chính là cái động lực để cho mình Tu Tập. Mục tiêu mà mình Tu Tập. Mục tiêu mà mình Niệm Phật.”

(Ý 1: “Tại sao mình chọn Pháp môn Niệm Phật?” Phải trả lời câu hỏi này, đây là mục tiêu để mình tu tập niệm Phật.)

“Bây giờ mình vẫn có thể chọn lại. Nếu mình cảm nhận thấy là Pháp môn Tịnh Độ này, tu lâu quá rồi mà vẫn không có được thành tựu gì. Mình có thể chọn lại. Nó cũng không phải là cái gì tội lỗi. Nhưng mà tuyệt đối, khi mình thay đổi chọn qua 1 con đường khác, thì mình phải làm sao, đừng để người khác, người ta, qua cái thân của mình, mình lại đi nói những lời không tốt, không hay về Pháp môn Tịnh Độ. Đó là mình tạo tội nghiệp ở địa ngục A Tỳ.

Mình không thành tựu là chuyện của mình, mình chọn Pháp môn khác là chuyện của mình, nhưng tuyệt đối là mình không được đi chê bai những Pháp môn khác, không phải là Pháp môn mình tu. Vì tất cả các Pháp khác đều là do Đức Phật giảng, đều là Phật Pháp cả. Cho nên tu Pháp này, chê Pháp khác là ĐIỀU TỐI KỴ. Ngay cả có ý cũng đã không được rồi.

Cho nên con thấy cái Duyên của huynh đệ tỷ muội ta đối với Pháp môn này rất là tốt. Nhưng có lẽ do mình tiếp nhận pháp môn này cũng dễ dàng. Cho nên là có thể sau một thời gian nữa, khi tâm mình bình lại, thì mình không còn hào hứng như lúc ban đầu, mình sẽ không con thấy thích niệm Phật nữa. Và sau đó mình tự trách mình là sao mất nhiều thời gian để đi theo con đường này. Và nếu mà có điều đó xảy ra đối với bất kỳ huynh đệ tỷ muội nào chúng ta ở đây, thì hôm nay con cũng nói trước là chúng ta đừng có buồn.

Nhà Phật luôn là tùy duyên, Phật A Mi Đà Ngài cũng không có buồn cái gì cả. Quan trọng là mình phải nhìn ra, mình phải tự quyết định, và tuyệt đối mình không được chê bai Pháp môn Tịnh Độ.

(Ý 2: Tất cả các Pháp đều do Đức Phật giảng, đều phải hết lòng kính trọng, dù cho mình chọn tu Pháp môn nào, cũng không được tu Pháp này, chê Pháp khác, đó là ĐIỀU TỐI KỴ, là tội đọa địa ngục A Tỳ.)

“Tại sao con nói điều này? Vì đây chính là điều Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài đã giảng rất kỹ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong kinh A Mi Đà: “Nan tín chi pháp”. Cái niềm Tin của mình phải được thử thách qua thời gian, không phải nói 10 năm, bạn niệm Phật ăn chay thì gọi là TIN. Nhưng mà rất có thể tới cuối đời, bạn lại không thể niệm Phật được, bạn không muốn niệm Phật. Cho nên chúng ta cũng sẽ không lạ gì nếu theo thời gian mình sẽ thấy các huynh đệ tỷ muội khác, hoặc ngay bản thân của chính mình, không còn niệm Phật. Vì đây là gì? “Nan tín chi pháp.”

Ở trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật đã dạy rất là rõ ràng: Có thể tin và thọ trì pháp môn này, đây là việc khó nhất trong tất cả những việc khó, không có gì khó hơn được. Mình bây giờ mình thấy dễ quá, bây giờ mình bật máy lên, rồi miệng là A Mi ĐÀ PHẬT. A MI ĐÀ PHẬT, A MI ĐÀ PHẬT. Chưa đâu. Ân Sư đã dạy rồi, bạn có đủ dũng cảm niệm câu A MI ĐÀ PHẬT này đến hơi thở cuối cùng hay không? Đó mới là  TIN. Bây giờ chưa có gì đâu. Bây giờ nhiều lúc mình cũng chạy theo 5 dục 6 trần, nhiều khi mình cũng quên A MI ĐÀ PHẬT, nhưng mà sau đó mình cũng còn quay lại đó chứ.

Cũng chưa đến nỗi là dứt áo ra đi. Nhưng cũng không biết trước được là tương lai, mình có làm cái chuyện đó hay không. Mà muốn giữ vững cái này, tương lai không làm chuyện đó, không đánh mất cơ hội vãng sanh, điều này vô cùng quan trọng. Phải làm sao đây? Nghe lời Ân Sư tuyệt đối. Mỗi ngày nghe pháp Ân Sư giảng. Không tự cho mình là đúng. Mình biết mình nghiệp chướng sâu nặng, biết rất rõ ràng, cho nên buộc phải nghe lời Ân Sư nếu mình muốn được cứu. Buộc mình phải tin vào pháp môn Tịnh Độ nếu mình muốn được cứu.

Nếu mình đang có cái tâm nguyện muốn ra khỏi khổ đau sanh tử luân hồi NGAY TRONG KIẾP NÀY thì đây là con đường duy nhất. Không còn con đường thứ 2. Và mình phải rõ ràng cái điều này. Mà làm sao để rõ ràng? Mỗi ngày phải nghe Kinh. Không nghe Kinh thì không rõ ràng được. Hôm nay mình thấy Ân sư giảng, đi con đường khác khó đến cỡ nào.”

(Ý 3: Tin và Thọ Trì Pháp môn này là việc khó nhất trong tất cả những việc khó, không có việc gì khó hơn, rất dễ bị thoái chuyển. Nhưng đây là con đường duy nhất có thể cứu mình ra khỏi đau khổ sanh tử luân hồi, không còn con đường thứ hai. Muốn làm được và tương lai không bị thoái chuyển thì mỗi ngày đều phải nghe Pháp Ân Sư giảng, không nghe ai khác, không bao giờ được tự cho mình là đúng.)

Ân Sư cũng trích dẫn tấm gương vãng sanh của Ngài Tu Vô, đó là ở bên Trung Quốc. Còn ở Sài Gòn mình cũng hơn 40 năm về trước, cụ thể là trước Giải Phóng, báo chí Sài Gòn cũng có đăng tin về ông Ca Thời ở làng Hạnh Thông Tây, ở tỉnh Gia Định. Gia Định là tên cũ của Sài Gòn. Ông là 1 tín đồ Phật Giáo chuyên tu niệm Phật, biết trước ngày giờ, trước 1 tháng. Mà đến ngày giờ mất, trước 15 phút, ông từ giã hết thảy mọi người trong nhà, rồi ông đi đến nơi để xương. Đó là 1 cái lu được đặt sâu dưới đất từ lâu. Thì khi ấy các con ông cũng biết ông sắp đi, cũng lén đi theo, dù ông đi rất thầm lặng, ông không muốn nói cho mọi người biết. Tới nơi ông ngồi vào trong cái lu đó, ông lớn tiếng niệm Phật vài phút thôi, thì mọi người thấy hào quang từ trên trời phóng xuống, mọi người giật mình chạy đến nhìn vào trong lu thì không thấy ông đâu cả. Đến thân cũng không còn.”

“Dạ vâng đó là 2 câu chuyện, 1 ở bên Trung Hoa, 1 ở Sài Gòn, của người Việt mình. Rồi có Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Ngài cũng Tự Tại Vãng Sanh, năm 1992. Nếu con nhớ không lầm, con có ấn tượng với cái năm đó. Ngài cũng Tự Tại, ngồi mà Vãng Sanh. Thì rõ ràng Pháp môn này không phải là giả đâu. Có người đã thực chứng rồi. Rất nhiều nữa là khác.

Dạ mục đích mình chia sẻ ở đây là để tăng trưởng tín tâm đối với sự lựa chọn của mình, và mình an tâm tu hành niệm Phật. Nhất định là Phật đến rước mình đi thôi. Niệm loạn Phật cũng rước, chưa được Nhất Tâm Phật cũng rước, miễn là bạn TIN và NGUYỆN cho chắc, 1 chút xíu cũng không có Nghi. Dù bạn chưa được Nhất Tâm, nhưng mà khi mà Đức Phật A Mi Đà đến rước bạn, Ngài phóng quang, thì bạn được Nhất Tâm. Còn bạn đã được Nhất Tâm rồi, Đức Phật đến phóng quang thì bạn lại tăng thêm Phẩm Vị vãng sanh. Đó là cái điều chúng ta phải hiểu được rõ ràng, phải tin tưởng.

Chúng ta đừng có ngại kiểu: Mình niệm Phật sao còn dở thế, niệm xíu thì bị vọng tưởng, rồi bị ngủ gục, rồi bị hôn trầm, thế này thế kia. Chán thật! Làm sao Phật rước mình? Đó là cái Nghi của mình, mình phải có cái NIỀM TIN, đặt hết niềm tin vào A MI ĐÀ PHẬT mà Niệm Phật. Niệm mệt thì nghỉ, nghỉ khỏe rồi Niệm tiếp. Không sao. A MI ĐÀ PHẬT Ngài rất từ bi bao dung. Ngài không ép tất cả mọi người chúng ta đều phải Niệm theo một tiêu chuẩn nào đó. Phải niệm Phật liên tục 24 giờ đồng hồ, áp dụng chung có tất cả mọi người. Thế thì người ta sợ Pháp môn Niệm Phật, người ta bỏ chạy mất. Mấy ai tu được như vậy. Nhưng mà nếu mình từ từ, mình quyết tâm làm, thì cũng có lúc mình sẽ làm được.

Nếu mình làm được cái chuyện đó trong đời này thì tốt, nếu chưa làm được, không sao, A MI ĐÀ PHẬT Ngài vẫn rước, miễn là mình TIN, miễn là mình CHÂN THẬT PHÁT NGUYỆN, miễn là mình CHÂN THẬT BUÔNG BỎ. Không còn ham muốn bất kỳ cái gì ở trên thế gian này. Đây là cái điều quan trọng. Đó là thẩm định cái niềm Tin và cái Nguyện của mình. Và cũng không bị những Pháp Môn khác làm cho mình dao động. Không bị những người khác làm cho mình ảnh hưởng.

Con cũng đã từng chia sẻ với tất cả huynh đệ tỷ muội. Dẫu tất cả những người xung quanh mình biết, đến một thời điểm nào đó, không ai tu Tịnh Độ hết. Thậm chí cả Việt Nam này cũng không còn ai luôn. Con nói thí dụ như vậy. Là có nghĩa là tình thế chuyển biến tới mức đó. Nhưng mà chỉ còn có 1 mình mình thôi, thì mình vẫn phải ôm câu A MI ĐÀ PHẬT mà niệm cho đến cùng. Cái ông Tịnh Thái ổng nói hay lắm, ngày này năm đó ổng nói đủ thứ hết, tin này tin kia, thế này thế nọ mà bây giờ ổng không còn niệm Phật, sư huynh Cương cũng không còn niệm Phật, người này người kia cũng không còn ai tin. Chưa có ai cho mình thấy được tự tại vãng sanh là như thế nào. Chán quá, hoang mang quá…

Thế thì phải làm sao? Mình vẫn phải giữ 1 cái niềm tin duy nhất vào A MI ĐÀ PHẬT. “Y pháp bất y nhân.” Mỗi người mỗi duyên. Duyên của mình là cắm chặt với A MI ĐÀ PHẬT, thì mình Thành Tâm. Còn cái ông Tịnh Thái ổng không cắm, ổng muốn thay đổi là chuyện của ổng. Con nói thí dụ vậy. Nhưng mà mọi người lúc đó không nên chê bai hay phỉ báng cái ông Tịnh Thái đó. Mình không nên tạo khẩu nghiệp. Mình phải Phát Nguyện, con Vãng Sanh rồi, sau này con sẽ quay lại để con giúp đỡ cái ông Tịnh Thái cứng đầu cứng cổ này. Giúp cho ổng quay về với Pháp môn Tịnh Độ.

Vì ổng có duyên với con. Đời này là đã có duyên. Học chung với nhau là đã có duyên rồi, nhưng chỉ vì một cái niệm mê mờ ngu si, tự cho mình là đúng, ổng lại thay đổi con đường. Thì ổng đáng thương hơn đáng trách. Ổng khổ rồi mà ổng không biết ổng sẽ khổ, ổng mê rồi mà ổng không biết là ổng đang mê. Mình phải dùng cái tâm từ bi của A MI ĐÀ PHẬT mà đối nhân xử thế, yêu thương mọi người bình đẳng. Thậm chí người đó quay lại phỉ báng Pháp môn Tịnh Độ, mình vẫn có thể Từ Bi yêu thương, Bình Đẳng yêu thương họ. Thì đây mới xứng đáng là Đệ tử của Đức Phật A Mi Đà.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *