BÁO CÁO TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.
Hiếu Học Tâm Thiết Mới Có Thể Thành Tựu: Chỗ này cũng nói rõ tầm quan trọng gần gũi các bậc thiện tri thức để mà mình học tập. Mà trong đó cái mấu chốt lớn nhất như Ân Sư giảng ở trong ngày hôm nay đó là phải có được cái tâm “hiếu học tâm thiết”. Không có cái tâm này thì có gần thiện tri thức suốt đời cũng chả được gì.
Cho nên Ân Sư từ bi nhắc nhở mình phản tỉnh lại cái tâm ” Hiếu học tâm thiết ” của mình có hiện diện hay không? Thật sự là Ngài đưa ra chính bản thân mình là một tấm gương. Ngài nói rất là rõ ràng nếu mình học giống như Ngài. Ở đây là mình chú ý cái chỗ đặc biệt đó là giống như là Ân Sư thì mới được.
Vậy thì mình bình lặng quan sát lại quá trình tu học của Ân Sư xem cái cách Ngài học tập đối với các vị Thầy của mình như thế nào? Rồi đối chiếu lại với bản thân mình xem coi cái cách học tập hiện nay của mình như thế nào? Thì mình liền biết được cái chỗ mình cần phải thay đổi. Cái chỗ này phải tự mình quan sát. Nếu không thì cũng không ai giúp cho mình được.
Đại ý ngày xưa chúng ta thấy đối với các vị Thầy mà Ân Sư học tập. Cái hành động đầu tiên của Ngài khi tiếp xúc đối với Thầy của mình đều rất là cung kính. Cung kính từ ngay cái xuất phát điểm ban đầu kìa. Cho nên cái ” Hiếu học tâm thiết ” của Ngài là Ngài có sẵn ở ngay từ cái tâm ban đầu. Còn mình để ý có lúc cái hiếu học tâm thiết này của mình chỉ được xây dựng gần đây thôi. Đó là may mắn là mình còn có ra được cái tâm này. Còn Ân Sư là Ngài có từ cái thời điểm đầu tiên.
Và trước khi mà Ngài gặp 3 vị Thầy của Ngài. Ngài có được cái cơ duyên là tiếp nhận cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn của một vị thiện tri thức. Rồi Ngài từ trong Liễu Phàm Tứ Huấn, Ngài đọc tới đọc lui rất nhiều lần. Thì mình phản tỉnh bản thân mình. Mình có học Đệ Tử Quy nhưng mà đối với Liễu Phàm Tứ Huấn mình có được cái tâm thái tu học giống như là Ân Sư dặn dò mình hay không? Và mình phải nhất định đọc Liễu Phàm Tứ Huấn 300 lần. Đây chính là hiếu học tâm thiết mà Ân Sư nhấn mạnh.
Ngài hiểu rõ ràng tường tận đạo lý ở trong Liễu Phàm Tứ Huấn rồi và chuyển qua Phật Pháp. Ngài đi vào trong Phật Pháp bắt đầu Ngài tiếp xúc với 3 vị Thầy. Ngài hổng có tiền. Ngài rất nghèo, tiền bạc rất khó khăn. Nhưng mà 3 vị Thầy đều dành thời gian của mình cho Ngài một tuần vài tiếng đồng hồ để mà dạy riêng cho Ngài. Chương Gia Đại Sư rất là thương Ngài. Ngài Đông Phương Mỹ cũng vậy. Dù trước đó không được ai giới thiệu, vốn dĩ không có quen biết các vị Thầy, Ngài dùng phương pháp nào để tiếp cận các vị lão sư? Ngài gửi một lá thư cầu học.
Viết một cái lá thư gửi cho Thầy thì các Thầy đọc liền cảm động. Còn mình học pháp của Ân Sư thì pháp đầy trên mạng. Lớp học cũng sẵn đó. Rồi mình nhào vô mình học thôi. Có viết thư, viết câu viết chữ gì…Mà cũng đâu có duyên gặp được Ân Sư. Cho nên mình bày tỏ cái tâm cầu học của mình đối với cái duyên hiện tại của mình nó kém đi rất là nhiều so với lại Ân Sư cầu học đối với 3 vị Thầy của mình.
Chính vì mình không có cái tâm thái tu học như vậy. Cho nên sự tiến bộ của mình trong suốt thời gian qua nó rất là hạn chế. Thậm chí phiền não còn tăng trưởng, còn tạo nghiệp hơn rất là nhiều cho dù là đã học Phật. Chỗ tiếp xúc với những bậc thiện tri thức có đạo đức mình đều có những cơ hội rõ ràng. Nhưng cái cách của mình thì nó đã quyết định cái kết quả.
Mà ở chỗ này mình nhìn ra được Ân Sư là Ngài đối với Thầy của Ngài tuyệt đối là nghe lời, tuyệt đối là không có cái sự phản kháng, không có cái sự chống đối cũng như không có cái chuyện là nhìn lỗi của Thầy. Không phải là hôm nay thì thấy Thầy có đạo đức, có đức hạnh, có trí tuệ được 5, 10 ngày sau, một vài thời gian sau thì thấy lỗi của Thầy thì tự nhiên cái lòng cung kính của mình nó giảm đi. Thì mình liền đánh mất đi “HIẾU THÂN TÔN SƯ”, hoặc là tiếp xúc với Thầy một thời gian lâu rồi trở nên rất là thân thiết quen thuộc, thì dính nhiễm cái luyến ái.
Thậm chí là nói năng không có còn giữ được cái sự cung kính, giờ xem Thầy giống như là bạn đồng tu. Thì tất cả những cử chỉ, thái độ, tâm tư suy nghĩ của mình đối với người mà mình hướng đến học tập nó sẽ quyết định cái chuyện thành tựu của mình.
Cho nên không phải ai gần gũi bậc thiện tri thức thì đều có thể thành công. Ngài Lý Bỉnh Nam cũng đã nói rõ ràng ở Đài Trung, những người theo Lão Sư Lý học rất là nhiều. Nhưng mà người biết được pháp mà hành ra được, thành tựu chỉ có vài người thôi, trong đó có Ân Sư. Chứ không phải ai theo Lão Cư Sĩ Lý cũng đều thành tựu.
Chỗ này mình phải có sự cảnh giác cao độ. Ngày xưa Đề Bà Đạt Đa gần gũi Đức Phật rồi cuối cùng Ngài như thế nào? Ngài phải đi vào trong địa ngục. Cho nên không chắc là cứ mỗi ngày tiếp xúc với những bậc thiện tri thức thì lâu dần thân khẩu ý của mình sẽ được thanh lọc, rồi ra định, rồi sẽ ra tuệ. Tại vì cái giới của mình hổng có. Phải có giới rồi mới sanh ra định rồi mới ra tuệ được.
Giới ở đây trong đó mấu chốt là ” HIẾU THÂN TÔN SƯ “. HIẾU THÂN TÔN SƯ là nền tảng, không có cái này thì làm gì có định, có tuệ ? Nếu có thì chẳng qua là tà định và tà tuệ thôi. Cho nên trong định cũng có nhiều loại. Khi nào ra được chánh định đó thì mới ra được cái tuệ chân thật. Còn đã ra tà định rồi thì cái tuệ đó là cái tuệ giả dối. Là cái mà mình hay nghe nói: Người trong thế gian gọi là khôn lõi, khôn vặt. Cái tuệ rất là ngắn hạn, mà không giải quyết được vấn đề sanh tử.
Cho nên đây là ngộ nhận rất đáng tiếc. Từ trong cái chỗ tà định, nhìn tưởng là có định nhưng mà thực chất là tà định, là tà tuệ, bản thân mình thì không hay không biết gì cả. Do không có nền tảng của giới, không có biết ” HIẾU THÂN TÔN SƯ “.
Cho nên trong cái chuyện Sư đạo này, có lúc mình rất vội vàng: Thí dụ mình hướng đến một vị nào đó mình cầu học. Rồi mình vội vàng mình cũng gọi người đó là Thầy. Nhưng trên thực tế nếu mà mình không cẩn thận, thì chính cái sự vội vàng đó nó đẩy mình vào trong địa ngục. Tại vì sâu thẳm ở bên trong mình là cái chỗ mà HIẾU HỌC TÂM THIẾT và cái chỗ Kính Thầy đó. Nó chưa có thật sự là xuất phát ra được từ cái tâm chân thành. Mà nó chỉ đang dừng ở cái mức là gì? Là để lợi ích cho chính mình thôi.
Cho nên nếu mà mọi chuyện thuận theo ý mình thì được đó, cái ông Thầy này tốt lắm nè! Thuận được theo ý mình thế này thế kia được một thời gian thì mọi chuyện đều tốt đẹp. Sư phụ này được nè! Rồi từ trong đây mới khởi ra phân biệt chấp trước. Rồi mới sanh khởi ra luyến ái, rồi sau đó mới làm ra đủ thứ chuyện thị phi. Đủ thứ hết! Rồi những cái này nó đều dẫn mình đi vào trong địa ngục.
Và có thể một lúc nào đó trong tâm không còn kính Thầy nữa vì nhiều lý do. Rồi sau đó lại chê bai rồi lại quay lại nói xấu hoặc coi thường, hoặc là thấy Thầy mình không bằng mình…Nhiều lắm! Cho nên đây đều là cái chỗ để mình đi vào trong địa ngục. Cho nên các bạn phải cẩn thận cái chỗ đó. Vì vậy vội vàng, nóng vội là những cái tập khí nhất định mình phải nhìn cho ra được ở trong cái tâm của mình. Phải buông bỏ những cái tập khí này xuống. Người xưa có câu mà mình cũng nghe Ân Sư nói rồi: KHI NGƯỜI HỌC TRÒ SẴN SÀNG THÌ NGƯỜI THẦY SẼ XUẤT HIỆN. Bạn phải hiểu rõ ràng chỗ này.