Cần Cảnh Giác Với Danh Lợi

BÁO CÁO TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.

Hanh Trinh Thay Doi Ban Than

Cần Cảnh Giác Với Danh Lợi: Bạn của Ân Sư hồi xưa, học chung 1 lớp, ngồi chung 1 bàn, bây giờ là Hiệu Trưởng 1 trường Trung Học ở Nam Kinh. Đó là người có phước. Chúng ta cũng thấy là lương của Hiệu Trưởng cũng khá là cao. Có những Hiệu Trưởng lương đến cả mấy trăm triệu 1 tháng, đối với các trường tư, chứng tỏ là phước rất là lớn

Nếu như bản thân một ngôi trường, những người thầy cô trong đó không thể làm trọn được bổn phận và trách nhiệm của mình, đó là dạy tốt, thì phải chịu trách nhiệm nhân quả rất lớn, vì đó chính là cái nơi nuôi dưỡng cả một thế hệ. Bạn ra ngoài bạn tạo nghiệp so với cái chuyện ở trong giáo dục tạo nghiệp thì quá khác biệt.

Cho nên trong giáo dục bạn thành tựu được thì sẽ thành tựu rất lớn cái phước đức của mình, có công lớn. Nhưng mà nếu mà thất bại, không biết nỗ lực làm hết sức mình trong cái vai trò bổn phận của mình, thì chức càng cao thì tội càng dày. Cho nên lên tới Hiệu Trưởng thì bạn nghĩ xem, bạn phải chịu trách nhiệm với học sinh của cả trường. Còn bạn là giáo viên, bạn chịu trách nhiệm học sinh của 1 lớp. Thì Hiệu Trưởng làm sao gánh nổi cái chuyện này đây?

Vì vậy đi con đường giáo dục này là không có dễ, phải thật sự thật sự là buông bỏ cái tự tư tự lợi. Còn nếu làm ở vị trí đó để mà có danh, có tiền, thì xong rồi, thì chẳng thà không làm Hiệu Trưởng, chẳng thà không làm giáo viên thì tốt hơn. Nếu bạn cầu danh cầu lợi bạn đi vào thương trường đi.

Người Hiệu Trưởng này đến gặp Ân Sư là 1 cái duyên lành rất lớn, nhưng mà Ân Sư cũng chỉ nói 1 câu ngắn gọn, chỉ có thể trồng 1 chút ít thiện căn. Còn ngài Hồ Tiểu Lâm đến gặp Ân Sư chỉ trong 1 thời gian ngắn, mà cái tâm cầu học của Ngài như thế nào? “Bây giờ con có thời gian ít lắm, con không biết là sau này con có thể gặp được Ân Sư nữa không.” Đại khái như vậy. “Bây giờ Ngài chỉ dạy cho con, bây giờ làm thế nào để con tu.” Còn bây giờ bạn là Hiệu Trưởng, đối với Ân Sư là bạn học cũ ngày xưa, bây giờ bạn cũng là Hiệu Trưởng của một trường lớn. Ân Sư cũng là 1 vị giáo học, 1 vị thầy ở trong Phật Pháp, thì mình cũng là 1 vị thầy ở trong ngành giáo dục, thì bây giờ bạn mang cái tâm thái gì đến để gặp Ân Sư? Có thật sự muốn cầu học hay không?

Ân Sư rất từ bi. “Hôm chủ nhật tôi sẽ tiếp ông ấy 1 ngày.” Là có cả 1 ngày đấy. 1 ngày để tạo cơ hội cho người bạn của mình có thể phát được cái tâm tu học Phật Pháp. Cái tâm cầu học này phát được ra rồi thì việc gặp gỡ này không uổng công, giống y như là thầy Hồ. Còn nếu không thì cái chuyện này vẫn dính vào cái danh là Hiệu Trưởng, cái thành tích của mình, đến gặp Ân Sư chỉ là trao đổi thế này, trao đổi thế kia, trao đổi kinh nghiệm dạy học thế này thế nọ chứ không phải là cầu học, thì quả thật là rất là đáng tiếc.

Cho nên cái danh nó nguy hiểm lắm. Người ta phải dùng tiền để người ta mua danh, cho nên cái danh nó có sức hấp dẫn còn lớn hơn cả tiền. Phải không ạ? Ai trong chúng ta mà không sĩ diện chứ. Sĩ diện đó là vì cái Danh. “Tôi không có tiền nhưng mà tôi có cái sĩ diện của tôi à.” Mình cứ hay nói trong thế gian là: “Tôi đi bán hàng online chứ tôi cũng phải có cái giá của bán hàng online chứ bộ, đâu phải muốn làm gì đâu thì làm đâu.”; “Tôi chạy xe ôm tôi cũng có giá của chạy xe ôm chứ bộ.” Làm cái gì cũng có cái giá. Cái giá đó là cái gì ạ? Là cái sĩ diện của mình chứ còn gì. Nên người trên thế gian mà đã có được tiền rồi bây giờ họ phải nghĩ làm thế nào họ phải có được cái danh. Danh nhiều khi quan trọng hơn tiền. Đối với cái người thế gian là vậy.

Cho nên huynh đệ tỷ muội chúng ta qua cái đoạn này học tập cần phải để ý đến từng cái nhân vật, từng ngữ cảnh trong lời dạy của Ân Sư để mình rút ra bài học cho bản thân mình. Mình có dính vô danh không? Rồi trong quá trình mình học tập mình có được cái tâm thái giống như là thầy Hồ Tiểu Lâm hay không? Thầy học Đệ Tử Quy rất là tốt, thầy phụng dưỡng cha mẹ, nói chung là thầy làm mọi các biện pháp, thầy còn áp dụng cho công ty của thầy nữa.

Và mình cũng phản tỉnh mình có ham cái lợi trước mắt hay không? Giống như Ân Sư nói ở đây. Tâm không thanh tịnh rồi, chẳng thà là không có cái việc này. Dạ rất nhiều người khi mà nghe những cái đoạn pháp này cảm thấy là vậy rốt cuộc là không làm việc tốt à? Nhưng mà mình phải nghe cho hết, hết ý của Ngài. Ngài nói việc tốt là vẫn phải tích cực làm, nỗ lực làm nếu mà đến với mình đủ duyên là mình phải làm nhưng mà mình phải học tập theo Bồ Tát. “Ly nhất thiết tướng, tu nhất thiết thiện: Lìa hết thảy hình tướng, tu hết thảy việc thiện, đây là Bồ Tát Hạnh.”

Dạ chúng ta chú ý cái sự khẳng định của Ân Sư, kết luận của Ân Sư. Bồ Tát Hạnh là sự nghiệp của Bồ Tát. Mình có phải Bồ Tát chưa? Chưa ạ. Mình nếu mà gọi là Bồ Tát thì gọi là gì? Bồ Tát sơ phát tâm, Bồ Tát sơ học. Mình mà bước ra ngoài mà mình không có được cái sự học tập giáo huấn của Ân Sư, của Kinh Điển 1 cách sâu chắc, thì bị chúng sanh độ đi ngay, cho dù mình làm việc tốt, thì mình cũng tăng trưởng thêm cái phiền não tập khí cùng với cái việc tốt đó. Ngạo Mạn tăng trưởng, thấy lỗi người, rồi có tâm mong cầu, thích được khen, vui khi được khen, rồi dính vào tướng thì thôi khỏi nói rồi, dính toàn tập, càng làm càng dính.

Giống như huynh đệ tỷ muội chúng ta để ý, mình phóng sanh, thì ban đầu phóng sanh với tâm thái làm sao? Ra chợ mua có mấy con cá thôi, phóng sanh hạnh phúc vô cùng, hoan hỷ vô cùng, an vui vô cùng. Tự mình phóng sanh, thậm chí là có thể cảm động rồi khóc luôn ấy chứ. Phải không ạ? Chúng ta nhớ lại cái ngày chúng ta phóng sanh, những ngày đầu tiên, cái tâm chân thành của chúng ta, cứu là thật sự muốn cứu. Rồi dần dần làm sao? 5 ký nha, 10 ký nha, 20 ký nha, 50 ký nha. Rồi bắt đầu đọc này đọc kia ê ê a a, đặt hàng trước các kiểu. Cái tâm lúc đó của mình so với cái tâm lúc đầu mình phóng sanh vài chú cá thì mình thấy có khác không? Quá khác đi chứ, nếu mà mình nói không khác, thì mình phải xem lại. Dính tướng rồi. Tâm chân thành còn lại được bao nhiêu chứ? Cái đó tự mình trả lời thôi.

Làm sao mình nuôi dưỡng được cái tâm chân thành từ bi này mỗi ngày đây? Mình không niệm Phật, không nghe Pháp thì làm sao được? Làm sao mình hiểu ra được vấn đề của mình để mình sửa đổi giống như là sư muội Nhuận Tùng báo cáo. Mà mình không chia sẻ ra được thì làm sao mình nhận ra được cái sai của mình nằm ở đâu. Mà sao mình không chịu chia sẻ? Vì mình không muốn chia sẻ. Mình nghĩ mình là đúng, mình đâu có cần phải chia sẻ với ai cái chuyện mình đúng đó. Mà chia sẻ ra nhiều khi lại sợ quê nữa.

Vì chia sẻ ra rồi cái ông sư huynh này ông cứ bắt bẻ mình, mình quê trước mặt các huynh đệ tỷ muội khác trong lớp thì quê mất. Xấu hổ. Giống như sư muội Nhuận Tùng vừa nãy đó, thì sư muội chia sẻ về cái vấn đề công đúc tu sửa bản thân thì con nói rõ cái đó không phải công đức. Còn nếu mà sư muội không nói ra thì sư muội cứ nghĩ đó là công đức. Thì mình nghĩ đúng thì mình cứ làm đúng theo cái mình nghĩ, mà mình đi lệch lúc nào mình đâu có hay đâu. Cho đến lúc vỡ lẽ ra mình gặp Đạt Ma Tổ Sư Ngài nói không có công đức thì mình sân si với Ngài liền, y như vưa Lương Võ Đế luôn, đuổi Ngài đi liền, không nói nhưng mà không có hộ pháp, không có gì hết.

Rồi xong Ngài đi, Ngài phải quay mặt vào vách trên núi đợi Ngài Huệ Khả 9 năm. Trong 9 năm đó nếu mà vua Lương Võ Đế hoan hỷ với cái phần phê bình của Ngài Đạt Ma, khai thị của Ngài Đạt Ma, hộ pháp cho Ngài giảng kinh thuyết pháp thì sao ạ? Thì chả phải lợi lạc cho chúng sanh rất là nhiều hay sao. Thì tất cả mọi cái đều là Duyên hết, các Ngài đều là biểu diễn cho chúng ta hết. Cho nên vua Lương Võ Đế cũng không có sai, cũng không có dở đâu, đều là Phật Bồ Tát thị hiện để cho mình rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Mình cứ tin mình đúng đi rồi tới một lúc nào đó mình sẽ không bao giờ mình chịu nghe ai cả. Đó là cái chỗ bất hạnh, đáng thương của một người tu. Con cũng không ngoại lệ đâu ạ, A Mi Đà Phật.

One Comment

  1. Su Mi

    PHẦN BÁO CÁO HỌC TẬP CỦA CON
    Dạ qua phần chia sẻ của Sư Huynh, con xin ghi nhớ và học tập những điều sau ạ:
    1. “Nếu mà không biết nỗ lực làm hết sức mình trong cái vai trò bổn phận của mình, thì chức càng cao thì tội càng dày.”
     Dạ qua đoạn này con cảm thấy là bản thân mình. Con tuy không làm trong ngành giáo dục, nhưng con lại làm 1 chủ quán, dưới con có mấy em nhân viên còn nhỏ. Con cảm thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm đối với các em. Con nghĩ rằng 1 người chủ tốt phải biết hướng dẫn cho nhân viên trở thành những người tốt. Giống như thầy Hồ áp dụng Đệ Tử Quy trong công ty, trước hết phải làm một tấm gương tốt. Mà con thì lại chưa làm được.
     Dạ thì nhân duyên của con là như vậy, con phải làm như vậy. Bây giờ con không phải là người chủ tốt, thì con phải cố gắng tốt hơn mỗi ngày, mỗi ngày nghe pháp, thực hành, 1 điều cũng tốt. Tuy con không hoàn hảo, con vẫn sẽ tạo tội, vẫn sẽ tạo sai lầm, nhưng phải nhích lên chút một, bớt tội dần, bớt tội dần. Con sẽ cố gắng. Không được nóng vội. Giống như việc con học Đệ Tử Quy làm 1 người con hiếu thảo, bây giờ con cũng không phải là 1 người con Hiếu Thảo, trách nhiệm làm con con cũng chưa làm tròn, thì con cũng đâu thể làm không làm con nữa được, thì con vẫn phải làm con, vẫn cố gắng sửa chút một, không thể nóng vội, muốn trọn vẹn ngay được, con vẫn phải chấp nhận con vẫn sẽ làm 1 người con chưa hiếu thảo 100%, nhưng vẫn cố gắng để hiếu thảo hơn và hiếu thảo hơn và hiếu thảo hơn. Nhưng con phải tiến bộ nhanh lên thì thời gian không chờ đợi, không nóng vội nhưng phải nỗ lực hơn. Con cũng phải chấp nhận con vẫn sẽ làm 1 người chủ quán vớ vẩn, thiếu đạo đức và năng lực, nhưng luôn cố gắng rèn luyện hơn, đạo đức hơn, làm gương tốt hơn, tốt hơn, và cứ tốt hơn dần. Con cũng không thể chối bỏ nhân duyên của mình được, con chỉ có thể thay đổi bản thân để làm tốt hơn thôi. Dạ con sẽ cố gắng, con sẽ nỗ lực học tập và thực hành chánh Pháp.
    2. “Cho nên đi con đường giáo dục này là không có dễ, phải thật sự thật sự là buông bỏ cái tự tư tự lợi. Còn nếu làm ở vị trí đó để mà có danh, có tiền, thì xong rồi.”
     Dạ qua đoạn này con cũng cảm thấy là bản thân mình. Con làm một chủ quán, đa phần thời gian là nghĩ làm sao để quán mình đông khách hơn, để nhiều tiền hơn, quán của mình cũng phải ra cái gì hơn. Học cái này cái kia, cũng dính cái tự tư tự lợi của mình vào. Đôi khi con sáng sủa ra 1 tí, con nghĩ rằng con làm quán để có công việc, để phục vụ mọi người, cũng để nuôi cuộc sống của các em nhân viên, nên tiền doanh thu có được cứ đủ chia sẻ cho các em là được rồi, con làm ít thì con 1 ít là được, cũng không cần tiêu nhiều tiền, cũng không cần phải tích trữ cho nhiều, Phật không có dạy con tích trữ. Nhưng chỉ thỉnh thoảng con nghĩ được 1 lúc rồi lại tự tư tự lợi. Nhiều khi con cũng bị ảnh hưởng bởi người thân, như mẹ con cũng hay nhắc con là làm chủ con phải có tiền dành dụm còn trang trải lúc này lúc kia, rồi dành tiền còn đóng tiền này tiền khác cho mẹ, nhiều khi mẹ con còn nói con bán hàng không quản lý chặt là mất hết, hay để mẹ con quản lý cho, nhiều khi mẹ chồng hỏi con dành được bao nhiêu tiền rồi, đã hồi vốn chưa, năm nào hỏi thì con cũng nói con được nhiêu đó, nhiều khi như vậy con cũng thấy rối ren.
    Có thời gian con từng suy nghĩ là không nên để dành tiền thêm nữa, tiền còn dư hàng tháng con đem làm cơm tặng mọi người hết. Vì lúc đó con cũng thấy là con có 1 số tiền vừa đủ rồi, nên bây giờ không phải dành thêm nữa. Rồi bây giờ con cũng không làm được như vậy nữa. 1 phần do cũng không dư gì nhiều, 1 phần vì cũng phải dành dụm thêm để chi trả 1 số khoản sắp tới cho mẹ con, không phải vì mẹ con không có tiền, mà vì nếu con không có thì con nghĩ mẹ con lại không yên tâm, rồi con cũng sĩ diện con bán hàng mà không có tiền, mẹ con lại nghĩ là con bán ế khách quá không có tiền. Nhiều khi con tính toán, con than, sao mà làm mệt mỏi mà chả dư đồng nào hết trơn, tiêu cũng không dám tiêu gì. Rồi con lại loay hoay làm sao cho đông khách hơn 1 chút để tiết kiệm được nhiều hơn. Cứ loay hoay tính toán, cũng vì tự tư tự lợi cả. Con cũng không biết làm sao, nhiều khi con muốn sống 1 cuộc sống bình yên, không thương trường, không toan tính, nhưng thế nào tới lúc đó con lại chán vì không có việc gì để làm.
    Con cũng thường hay nhắc nhở bản thân mình phải đem đến nhiều giá trị hơn cho khách hàng, cho nhân viên. Giờ làm việc thì nghĩ gì thì nghĩ, rồi tối đến thì phải buông xả hết, lo tu tập. Nhưng nhiều khi cũng không làm được như vậy. Con thấy thật là khó khi mà ở trong thương trường mà không dính vô tự tư tự lợi. Con chỉ thấy loanh quanh cả ngày tính cái đó không, rồi muốn điều khiển nhân viên nữa. Mà giờ con không làm thì cũng không được.
     Thì cái duyên của con như vậy thì con phải chịu, con sẽ cố gắng hơn, vì không phải tại môi trường, tại công việc, tại người khác, mà chỉ là tại con không có định lực, tại con không chịu niệm Phật nghe Pháp cho nhiều, nên bị phiền não, tà kiến kéo đi suốt, không được bình yên. -> Dạ con sẽ cố gắng hơn, bớt suy nghĩ tự tư tự lợi, bớt nghĩ cho bản thân mình, sợ được sợ mất cho bản thân mình, phải tin sâu vào nhân quả của mình, làm được nhiều việc tốt hơn cho khách hàng, cho các em nhân viên, cho mọi người xung quanh. Và phải bắt đầu như thầy Hồ, tự bản thân mình học tập tu sửa trước, học 1 điều thì làm 1 điều, không nóng vội, cũng không ỉ ê, phải bình tâm mà nỗ lực. Dạ con sẽ cố gắng để ý hơn ạ.
    3. “Còn nếu không cái chuyện này vẫn dính vào cái danh là Hiệu Trưởng, cái thành tích của mình đến gặp Ân Sư chỉ là trao đổi thế này, trao đổi thế kia, trao đổi kinh nghiệm dạy học thế này thế nọ chứ không phải là cầu học, thì quả thật là rất là đáng tiếc.”
     Dạ nhiều khi con dính vô cái danh này, đối với những người cấp dưới thì nhiều khi con cũng mang tâm thế là trao đổi, chứ không phải mang tâm thế học tập, học tập những điều tốt của người khác, học tập từ những cái chưa tốt của người khác, đều là đang biểu diễn để con học tập. Dạ con phải hạ cái sĩ diện của mình xuống để quan sát, lắng nghe, và nuôi dưỡng tâm khiêm tốn hiếu học, với mọi người xung quanh.
    4. Sĩ diện đó là vì cái Danh.
     Dạ hôm nay con cũng gặp phải cái này. Con đang nấu ăn cơm trưa ở trong nhà, mà con nấu từ 11 giờ tới 12 giờ 30 chưa xong. Con bảo với mọi người là hôm nay ăn mì trộn. Nên lúc con ra ngoài lấy nước sôi, mọi người bảo con là sao nấu cơm lâu thế? Mai Anh bảo con là bằng giờ đó Trang phải xào được 10 chảo mì rồi. Con thấy mọi người nói con vậy con tự ái, con thấy hơi khó chịu. Con nghĩ trong lòng: “đã nấu cho ăn rồi còn chê.” Rồi con bao biện là: “Trang nó nấu ăn toàn có người phụ rửa rau sơ chế, chỉ việc đứng nấu, nấu vậy con cũng nhanh được, mà còn nấu mì tôm xào, món đơn giản, còn con vừa nấu món cầu kỳ hơn, vừa phải tự làm 1 mình, không lâu mới lạ.” Rồi lúc sau Mai Anh vào nhà, Mai Anh thấy con quên không tắt đèn học, Mai Anh tắt rồi bảo con: “Nhà này bạn là tiêu tốn nhiều tiền điện nhất đấy, toàn quên không tắt đèn. Cả đèn vệ sinh lẫn đèn học, tui toàn đi tắt cho bạn.” Dạ con cũng thấy khó chịu, tự ái. Con nghĩ trong lòng: “Mình rất là tiết kiệm, bao nhiêu lần đi tắt đèn, xài nước cũng tiết kiệm, xài gì cũng tiết kiệm, thỉnh thoảng quên không tắt đèn mà bà ý kêu mình tiêu tốn điện nhất nhà.” Dạ sau đó con thấy là con bị tổn hại cái danh làm cho sân giận lên. Con nghĩ lại mọi người nói toàn đúng. Đúng là con nấu ăn rất chậm, không lần nào nấu mà nhanh hết, lần nào cũng hết 1,5 – 2 tiếng đồng hồ, mà còn bừa nữa. Con làm cái gì cũng chậm thật. 2 là đúng là con có quên đèn vệ sinh và đèn học thật, Mai Anh cũng đi tắt cho con nhiều lần rồi, như vậy không phải là tốn hay sao, cũng không phải là tiết kiệm lắm, cũng còn hao tốn nhiều. Xong 1 hồi con cũng quên, cũng không còn thấy sân giận hay để bụng nữa.
     Con thấy cái sĩ diện, cái danh nó làm cho mình bảo thủ, phiền não, không chịu nhận sai, không chịu nghe đúng. Khi con thấy nó là sĩ diện đấy, là mình sai thật, người ta nói cũng đúng thật, cơn giận cũng không hết ngay, nhưng 1 lúc là hết, cũng không để bụng như ngày xưa. Con sẽ để ý hơn. Phải nhận ra khi cái Sĩ Diện, cái danh của mình, và đừng ngại nhận sai ạ.
    5. Và mình cũng phản tỉnh mình có ham cái lợi trước mắt hay không? Giống như Ân Sư nói ở đây: “Tâm không thanh tịnh rồi, chẳng thà là không có cái việc này.”
     Dạ con học tập, đừng ham cái lợi trước mắt, trong công việc, kiếm thêm được 1 ít tiền là cái lợi trước mắt. Cứ vô tư vì mọi người mà phục vụ, không có tiền cũng được, mình cứ cố gắng làm sao tốt nhất cho khách hàng, cho nhân viên, cho mọi người xung quanh là được. Công việc cũng là nơi để con thực hành những điều đã học, cũng là tu tập cả. Nhưng nếu không để ý thì thành đi ta bà ngay, nên phải cố gắng nghe pháp niệm Phật nhiều hơn, cảnh tỉnh thường xuyên xem mình đang theo chánh Pháp hay ta bà Pháp. Dạ con sẽ để ý hơn ạ.
    6. Ngài nói: việc tốt là vẫn phải tích cực làm, nỗ lực làm nếu mà đến với mình đủ duyên là mình phải làm nhưng mà mình phải học tập theo Bồ Tát: Ly nhất thiết tướng, tu nhất thiết thiện – Lìa hết thảy hình tướng, tu hết thảy việc thiện, đây là Bồ Tát Hạnh. Bồ Tát Hạnh là sự nghiệp của Bồ Tát. Mình có phải Bồ Tát chưa? Mình mà bước ra ngoài mà mình không có được cái sự học tập giáo huấn của Ân Sư, của Kinh Điển 1 cách sâu chắc á, thì bị chúng sanh độ đi ngay, cho dù mình làm việc tốt, thì mình cũng tăng trưởng thêm cái phiền não tập khí cùng với cái việc tốt đó. Ngạo Mạn tăng trưởng nè, thấy lỗi người nè, rồi có tâm mong cầu, thích được khen nè, vui khi được khen nè, rồi dính vào tướng thì thôi khỏi nói rồi, dính toàn tập, càng làm càng dính.
     Dạ con cũng đang dính nặng nề, dính đủ hết. Mà con cũng không làm được gì khác, cái duyên của con như vậy, thì con phải chịu. Con sẽ cố gắng để ý hơn cái tâm của mình, ngạo mạn, thấy lỗi người, tâm mong cầu, thích được khen, vui khi được khen. Dạ con sẽ để ý hơn để sửa ạ.
    7. Làm sao mình nuôi dưỡng được cái tâm chân thành từ bi này mỗi ngày, mỗi ngày đây? Mình không niệm Phật, không nghe Pháp thì làm sao được?
     Dạ hiện tại con đã bỏ quên thời khóa niệm Phật nghe Pháp của mình, con cũng không biết con loanh quanh làm gì cả ngày. Dạ giờ con sẽ cố gắng phải hằng ngày đều phải niệm Phật và nghe Pháp. Con sẽ sắp xếp vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối khi đã xong việc và vào phòng, thì con sẽ dành thời gian đó để tu tập. Không thì không thể nào tiến lên được, chỉ thụt lùi thôi, phiền não ngày càng tăng trưởng nhiều thôi. Dạ con sẽ cố gắng sửa ạ.

    Dạ A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật.
    Dạ con nói nhiều quá, do tâm con nó tới đó nó tuôn ra nên con cũng xin báo cáo hết vào đây để con nghĩ sai ở đâu con xin được Sư Huynh chỉ dạy thêm cho con ạ. Dạ con xin sám hối ạ.
    Dạ A Mi Đà Phật, con cảm ơn Sư Huynh và mọi người đã cùng chia sẻ để con được nhắc nhở và học tập ạ.
    Dạ A Mi Đà Phật. Con xin tri ân và cố gắng hơn ạ.

    Dạ A Mi Đà Phật. Con xin tóm lại 1 lần nữa để nhớ và thực hành ạ:
    1. Phải nỗ lực học tập mỗi ngày và dần thực hành tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, bằng việc nỗ lực học tập và thực hành Đệ Tử Quy mỗi ngày, đừng nóng vội, càng không được ỉ ê, dần dần mình sẽ tốt hơn thôi.
    2. Phải để ý tâm Tự Tư Tự Lợi tính toán cho mình, sửa đổi thành tâm vô tư mà nghĩ và làm điều tốt đẹp cho mọi người, mình không được gì cũng được. Tất cả đều đã có nhân quả lo.
    3. Phải để ý cái Danh, cái Sĩ diện của mình, để cho mọi người hạ thấp nó đi, bào bớt nó đi, không nên giận, phải biết nó để biết nhận sai và tiếp thu cái đúng. Nhớ luôn khiêm tốn và học tập tất cả mọi người dù họ bất kỳ ai cũng luôn có điều để cho mình học tập.
    4. Phải thường xuyên để ý cái tâm thanh tịnh của mình, nó lao chao quá thì phải nhắc buông xả niệm Phật, duy trì cái tâm thanh tịnh niệm Phật nhiều hơn, nhiều hơn, nhiều hơn…
    5. Phải để ý tâm thấy lỗi người, tâm mong cầu, tâm thích được khen sửa thành thấy lỗi người là lỗi do mình, mong cầu cũng không được vì đều đã có nhân quả, được khen là tăng trưởng tâm ngạo mạn, được chê là giúp bào bớt cái danh, giúp biết chỗ cần sửa, nên phải tập đón nhận được lời chê nhiều hơn.
    6. Sáng ngủ dậy phải học, buổi tối khi vào phòng phải học. Phải học, phải học, phải học. Không học là sẽ khổ, sẽ phiền não, sẽ đọa lạc. Phải nỗ lực học tập, tu sửa, nhất định sẽ được an lạc dần thôi.
    Dạ A Mi Đà Phật, con cảm ơn Sư Huynh ạ. A Mi Đà Phật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *