Vun Đắp Tín Nguyện Hạnh Của Mình Cho Chắc Thật

Hanh Trinh Thay Doi Ban Than

Vun Đắp Tín Nguyện Hạnh Của Mình Cho Chắc Thật: Người khác không có niềm tin là chuyện của họ. Mỗi người có một niềm tin riêng, có một lý tưởng riêng. Mình không có để tâm đến những cái thứ mà mình không liên quan.

Mình đã chọn cái con đường này, thì làm sao để mà mình tận dụng cái thời gian này, mình quyết tâm mình nghe pháp để mà thúc đẩy cái tín nguyện hạnh của mình. Còn những pháp không thúc đẩy tín nguyện hạnh, không cần nghe, vì có thể nghe càng nhiều, tâm càng loạn. Đó là mình biết dùng thời gian của mình để đi thẳng vào trong trung tâm cái việc tu học, NIỆM PHẬT CẦU SANH CỰC LẠC.

  • PHƯƠNG PHÁP ĐỐI TRỊ VỚI TẬP KHÍ PHIỀN NÃO XẤU ÁC HẰNG NGÀY CỦA MÌNH.

Khi xây dựng tín nguyện hạnh, mình phải đối diện với những cái tập khí xấu của mình nó ngăn cản mình, nó níu kéo mình không buông bỏ được từ cái tình, từ cái ái, từ cái danh, từ cái dục, từ những SỞ THÍCH.

Cho nên trên lớp học, mình sẽ tập trung báo cáo để mà nhìn thấu những cái chỗ này, để buông nó xuống, thì mới nắm giữ câu Phật hiệu chắc thật, mới toàn tâm toàn ý để mà Niệm Phật. Thực tế, mình nhận ra rằng có nhiều lúc ở trên con đường Niệm Phật mình nắm cả hai. Vừa thích Niệm Phật, vừa thích Thế Tục. Vừa thích DANH, vừa thích DỤC, vừa thích NIỆM PHẬT, vừa muốn VÃNG SANH, vừa muốn HƯỞNG THỤ. Cái gì mình cũng muốn!

Thì khi mình báo cáo là mình chặt đứt ra những cái muốn này. Mình vẫn dây dưa! PHẢI CHẶT ĐỨT!

Hôm nay chặt chưa được, mai chặt tiếp. Ngày mai chặt chưa được, mốt chặt tiếp. Dùng chính câu Phật Hiệu để chặt đứt. Phải nương tựa vào câu Phật Hiệu. Toàn tâm toàn ý NIỆM PHẬT, thì tự nhiên sẽ chặt đứt những thói hư tật xấu của mình. Thì đây chính là CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT.

Niệm Phật thật nhiều thật chuyên cần, đến một lúc nào đó tập khí phiền não không dấy khởi lên, không tác ý mà cũng không còn. Giống như phần Sư Huynh Cương báo cáo. Niệm Phật nghe pháp một thời gian rồi muốn làm ác cũng không làm ác được. Không có ý niệm ác. Có phân biệt có chấp trước. Dạ có. Nhưng rất nhẹ. Đó là nhờ Công đức Niệm Phật, Công Đức nghe Pháp. Mà phải nghe cái Pháp mà đánh thẳng vào trong tập khí của mình, cái pháp mà giúp mình đi thẳng vào trong cái TÍN NGUYỆN. Nâng cao được tín nguyện cầu sanh Cực Lạc, thì tập khí liền giảm đi.

  • PHẢI THƯỜNG GIỮ CHO BẢN THÂN BẬN RỘN VỚI VIỆC THIỆN, CHỚ ĐỂ RẢNH RỖI.

Cho nên một người có chí hướng rõ ràng, mỗi ngày thúc đẩy cái chí hướng này, làm cái điều này, hướng về những điều tốt đẹp thì họ không có thời gian rảnh để họ nghĩ nhiều về cái sở thích của họ nữa. Đâu có rảnh đâu mà nghĩ. Giống như là các bạn thấy Sư Huynh Cương cứ đi suốt, có rảnh đâu mà ngồi đó mà nghĩ: Hôm nay đi uống café với ai? Hôm nay tám chuyện với ai? Không rảnh.

Mình rảnh là mình sẽ có vấn đề. Cho nên các bạn làm sao đừng để cho mình rảnh. Tại khi mình rảnh mà mình không chịu niệm Phật là mình tạo nghiệp. Trong lúc bận, mình đã tạo nghiệp rồi. Mà bây giờ trong lúc rảnh mà cũng tạo nghiệp nữa! Chết không? Thì cả lúc rảnh và bận đều kéo mình vào trong luân hồi.

Thì bây giờ trong lúc bận, thì mình chọn cái gì? Tại vì nó nằm trong bổn phận của mình, thì mình phải chọn thiện nghiệp. Bận làm chuyện thiện, chứ không phải bận làm chuyện ác nha. Cho nên chọn cái bận rộn là bận làm việc thiện. Việc thiện thì có muôn ngàn, mỗi người mỗi duyên không giống nhau. Cho nên gọi là duyên sanh pháp. Sanh khởi từ tâm thiện. Nên bình đẳng. Người đi phát cơm từ thiện, người đi dạy học miễn phí, rồi người đi làm chuyện này, người đi làm chuyện kia. Thậm chí là người ta buôn bán mà người ta bán rẻ, thì thay vì bán ổ bánh mì thịt 20 ngàn, người ta bán chỉ 10 ngàn. Đó cũng là cái chuyện thiện. Đều giống nhau hết! Đều là đang bận rộn với chuyện thiện.

Thiện là gì? Vì người khác mà phục vụ, chứ không có vì bản thân. Vì bản thân là không phải thiện. Có tính toán lợi ích, là chưa thiện đâu. Vì gia đình nhỏ của mình cũng chưa thiện. Cái này Sư Phụ đã giảng rồi, mình hiểu rõ rồi. Cho nên những chuyện mà thuộc về cơm áo gạo tiền của mình hằng ngày, thì cái duyên mình vẫn còn cái chuyện đó thì mình vẫn làm. Nhưng mà nên dùng 1 phần ở trong cái thu nhập của mình để mà giúp đỡ mọi người. Chứ không chỉ có chăm bẵm cho cái bản thân này, 1 tháng kiếm mười mấy triệu, hai chục triệu, hoặc mười triệu thì cứ chăm cho mình và gia đình mình hết.

Nhưng mà con kiếm ít quá Sư Huynh, con kiếm không có đủ xài luôn á! Ừ, thì ngày xưa Ân Sư cũng dạy, sư phụ Ngài nói: bây giờ 10 đồng ông không có, 1 cắc ông có không? Dạ có, 1 cắc thì con có. Con có 1 cắc. À vậy thì được rồi. Bắt đầu bố thí 1 cắc đó. Làm sao mà bảo là không có được. Vấn đề là mình có muốn hay không.

Cho nên từ từ mình điều chỉnh, điều chỉnh lại cái phần hưởng thụ của bản thân mình, của gia đình mình, ở mức vừa phải. Rồi trên bản thân mình là ở mức tối thiểu. Để mình dành những cái phần mà mình có, giúp đỡ cho mọi người. Thì đây là việc thiện.

NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *