Tu Học Tinh Tấn Cần Phải Như Thế Nào

BÁO CÁO TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.

Hanh Trinh Thay Doi Ban Than

Tu Học Tinh Tấn Cần Phải Như Thế Nào: Hôm nay được nghe Ân Sư giảng thì thấy ý nghĩa của TINH TẤN rất là rộng. Là TẬN DỤNG trong từng HOÀN CẢNH của mỗi người chúng ta, những gì mình TIẾP XÚC đều có thể HỌC TẬP. Đều có thể giúp cho bản thân mình có được cái sự GIÁC NGỘ.

Ở đây Ngài dùng cái từ là: Bất cứ lúc nào nơi đâu, bất cứ người nào, bất cứ việc gì, bất cứ vật nào, đều là giáo trình học tập. Đều là chỗ để cho mình học tập.

Mình chuyển cái từ Bồ Tát thành mình. Tại để Bồ Tát nhiều khi mình lại thấy mình không có phần trong đây. Thôi để cho các Bồ Tát học tập mình không phải Bồ Tát mình không học, vậy thì mình thiệt thòi mất. Nếu mà nói ra thì mình cũng có được 1 chút xíu giống các Ngài, hoặc là trên văn tự mình cũng có Bồ Tát. Nhưng mà thực chất làm tới đâu thì tùy vào mỗi người nỗ lực cố gắng. Cho nên Bồ Tát trên văn tự cái cũng có thể có. Giống như Phật tử ai cũng có 1 cái Danh là Phật tử. Còn làm đến được bao nhiêu phần của Phật Tử thì lại là sự nỗ lực cố gắng của mỗi người. Cho nên những gì Bồ Tát học tập là những gì mình có thể học tập.

Ở đây Ngài dùng cái từ “BẤT CỨ” lặp đi lặp lại, đó chính là nói rõ cái Tâm không phân biệt, không chấp trước, đạt đến được cái sự Tự Tại nên gọi là bất cứ. Lúc nào học cũng được, nơi nào học cũng được, người nào học cũng được, việc gì cũng học được, vật gì tiếp xúc cũng đều là học tập được. Học cái gì ạ? Học Ưu Điểm, loại Khuyết Điểm. Giống như bài giảng ngày hôm qua Ân Sư giảng cho chúng ta. Thì mình mới có tiến bộ. Luôn luôn là tìm ra được những ưu điểm của người và sự vật. Thấy rõ những khuyết điểm của người và sự vật. Nhưng mà lại không có để tâm, loại bỏ ra. Phản tỉnh bản thân xem coi mình có cái điểm đó không, có thì mình phải sửa, còn không có thì mình cảnh giác. Thì đây là người biết học.

(Bài học thứ 1: Tận dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi người, mọi vật, mọi việc, để học tập, để Giác Ngộ, để Tu Hành, thì mọi lúc mọi nơi đều là đang tu hành, chứ không phải chỉ lúc nào ngồi 1 chỗ niệm Phật, nghe Pháp mới là đang tu, làm việc đối người tiếp vật thì không phải là đang tu. Mọi lúc mọi nơi đối người tiếp vật đều có thể chuyển thành thời khóa học tập, tu sửa, giác ngộ của mình.)

(Bài học thứ 2: Mọi lúc mọi nơi đối người tiếp vật, phải luôn tìm ra ưu điểm để học tập, thấy rõ khuyết điểm để phản tỉnh, ngoài 2 ý niệm để học tập và phản tỉnh ra thì không có để trong tâm, không phán xét, không để bụng, như vậy mới là biết học.)

Khi đọc qua đoạn này, con thấy giật mình. Ân Sư giảng, nghe giảng 1 lúc còn hơn 10 năm đọc sách. Mình nghe giảng 1 lúc, mà không chỉ 1 lúc mà ngày ngày đều được nghe Ân Sư giảng, thầy Thái giảng. Bao nhiêu năm rồi chứ không phải là 1 lúc. Mà mình tiến được mấy lúc? Dạ căn bản là ở chỗ NGHE MÀ KHÔNG ĐỂ TÂM. Mình nghe nhiều, nghe dài, nghe toàn những lời hay, những bài khai thị vô cùng là xuất sắc của Ân Sư giảng, nhưng mà mình thực sự có để tâm hay không? Nếu thực sự có để tâm thì sẽ chú ý ở mức độ cao độ nhất khi mà mình nghe giảng. Đây là cái điểm đầu tiên mình nhận được ra. 1 người để tâm thì họ lắng nghe rất là nghiêm túc.

(Bài học thứ 3: Trong lúc nghe thầy giảng Pháp phải thật chú tâm lắng nghe, thật nghiêm túc để học tập, chứ không phải để học qua loa cho có học, cho đủ thời khóa.)

Chúng ta thấy Ân Sư đi nghe các chư vị bên cơ đốc giáo nói chuyện, Ân Sư lắng nghe rất là chú tâm, nghe để mà học tập, chứ không phải là nghe qua loa, nghe mang tính biểu diễn, nghe để cho mọi người thấy “ừ hôm nay tôi qua bên Cơ Đốc giáo để làm cái chuyện hòa bình tôn giáo”; để chứng minh cho mọi người thấy “ừ con người Phật Giáo của chúng tôi rất là Từ Bi, rất là Hài Hòa…”. Không có ý đó. Có ý đó là GIẢ rồi. Mà niệm niệm là lúc nào cũng đi học tập người khác. Và thật tâm học tập. Cho nên Ngài dùng cái từ là THÀNH KHẨN.

(Bài học thứ 4: Khi mọi người nói chuyện với mình thì phải lắng nghe để học tập, xem mình học tập được điều gì, luôn có tâm Học Tập.)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *