BÁO CÁO TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.
Khiêm Tốn, Chân Thành, Bình Đẳng Thì Chắc Chắn Thành Tựu: “Họ nói chuyện với tôi rất nhiều”. Tại sao người khác họ nói chuyện với Ngài rất nhiều như vậy? Thích nói chuyện với Ngài nên nói rất nhiều. Ngài tu học Phật Pháp, đi ra ngoài, gặp những người khác, không phải là Đạo, không phải là người của Đạo Phật. Mà người ta thích nói chuyện với Ngài.
Bây giờ mình đi ra ngoài gặp 1 người bình thường khác, mình nói chuyện với họ mấy câu là mình muốn đứng dậy mình ra về. Hoặc họ là họ nói chuyện với mình mấy câu là họ cũng bỏ đi rồi. Họ không thích nói chuyện với mình.
Tại sao? Tại sao người ta lại nói chuyện với Ân Sư nhiều như vậy mà qua đến khi nói chuyện với mình, 1 câu 2 câu thì chán rồi? Tại vì mình không có Tâm THÀNH KHẨN. Thành là CHÂN THÀNH, Khẩn là biểu lộ ra bên ngoài, KHIÊM CUNG, KHIÊM TỐN, CHÚ TÂM LẮNG NGHE. Làm cho người khác cảm nhận người này rất là CHÂN THÀNH. Giống như thầy Thái mà gặp chú Lô, thì thầy Thái cũng biểu lộ ra được cái Tâm THÀNH KHẨN này. Cho nên chú Lô dạy cho Thầy Thái rất nhiều điều kinh nghiệm của chú Lô.
(Bài học thứ 5: Khi nói chuyện, người khác đối diện với mình mà không cảm thấy thoải mái hoan hỉ, cảm thấy không thích nói chuyện với mình nữa, thì phải cảnh tỉnh lại bản thân, Tâm THÀNH KHẨN đi đâu mất rồi, tâm HỌC TẬP đi đâu mất rồi, phải khôi phục lại ngay.)
Cho nên cái Tâm THÀNH KHẨN này Ân Sư không phải chỉ dùng với 3 vị Thầy của mình, trong quá trình học Phật Pháp. Mà Ngài dùng cái tâm Chân Thành, tâm Thành Khẩn này đối với hết thảy tất cả mọi người. Đây là Ngài Thành Tựu. Còn mình là mình chỉ Thành Khẩn Chân Thành với những ai mà mình thích, mình cảm nhận mình Cung Kính theo cái tiêu chuẩn, theo cách nhìn của mình. Thì mình thấy rõ có sự khác biệt quá lớn. Chính vì sự khác biệt quá lớn này cho nên mình nghe giảng cả mấy năm nay mà vẫn không có tiến bộ. Thiếu cái sự THÀNH KHẨN 1 cách BÌNH ĐẲNG. Tâm HIẾU HỌC 1 cách BÌNH ĐẲNG. Đây chính là chỗ mình cần học tập Ân Sư.
(Bài học thứ 6: Tâm HỌC TẬP, tâm THÀNH KHẨN này phải được duy trì BÌNH ĐẲNG đối với tất cả mọi người, không phân biệt đối tượng có như thế nào, cũng Cung Kính học tập.)
Chúng ta thấy Ân Sư giảng, Ngài không bao giờ Ngài kể giống như là khoe mình Thành Thật như thế nào hết. Mà mình phải nhìn cho ra trong mấy cái đoạn giảng này. Để mình cảm nhận được Ngài đi đến đâu cũng được mọi người quý mến. Cho dù là trong thế gian nói là có sự khác biệt về Tôn Giáo nhưng họ vẫn rất là quý mến Ngài.
(Bài học thứ 7: Bản thân mình thành thật thì không tự thấy, tự khoe, chỉ 1 lòng luôn ham học hỏi học tập từ mọi người.)
Mình thì tiếp xúc với những bạn ở bên tôn giáo khác, hoặc là những người theo cái Pháp tu khác, cái Tâm của mình là gì? Muốn kéo họ về với Đức Phật A Di Đà phải không ạ? Muốn kéo họ về tu Pháp Môn Tịnh Độ phải không ạ? Đó là SAI LẦM. Đức Phật không bao giờ lôi kéo ai học Phật hết, chúng ta nhìn lại cả đời của Thích Ca Mâu Ni Phật. Tất cả người theo học với Ngài đều là TỰ NGUYỆN. Ngài không có khởi cái ý niệm là phải lôi kéo người này, lôi kéo người kia để mà theo Ngài học.
Cho dẫu là Phật Pháp có tốt đi cách mấy mà mình không biết Tùy Duyên, mình Phan Duyên thì mình tạo oán thù với người khác rồi. Người ta nói bạn là cái người đi phá hoại Đạo Tràng của người khác. Tới tôn giáo của người khác phá hoại sự hòa hợp ở đó, lôi kéo mọi người, gây sự chia rẽ. Điểm này chúng ta CẦN PHẢI PHẢN TỈNH. Chứ không thôi tới rồi lôi kéo được mấy người về, hí hửng đứng trước Tượng Phật Bồ Tát báo cáo Tâm Đắc, hôm nay con độ được mấy người ở bên đạo này đạo kia về niệm A MI ĐÀ PHẬT, con vui quá Phật ơi, con hạnh phúc quá Phật ơi.
Sai lầm, tạo nghiệp mà không biết tạo nghiệp. Chúng ta thấy Ân Sư, Ngài đi giảng kinh ở 1 Đạo Tràng tu Thiền, 1 chữ về Tịnh Độ Ngài cũng không nhắc, chứ đừng nói gì là đi qua Tôn Giáo khác. Chúng ta có học được Ngài ở những cái điểm này hay không? Đi đâu cũng “A DI ĐÀ PHẬT, A DI ĐÀ PHẬT, A DI ĐÀ PHẬT,… ”. Chi vậy? Phải tùy nơi tùy lúc mình mới A DI ĐÀ PHẬT chứ. Cho nên ở những nơi không phù hợp mà mình A DI ĐÀ PHẬT là mình tạo cái sự PHẢN CẢM, người ta ghét A DI ĐÀ PHẬT liền.
Người ta nói người này kỳ quá, vô đây mà A DI ĐÀ PHẬT cái gì. Mình thì mình cứ “A DI ĐÀ PHẬT, A DI ĐÀ PHẬT… ”. Mình PHAN DUYÊN lắm. Vô cùng là SAI LẦM. Để cho Phật A DI ĐÀ sau này muốn độ được những người này rất là khó. Vì họ ghét rồi. Tại sao họ ghét A DI ĐÀ PHẬT? Tại vì có sự xuất hiện của mình.
(Bài học thứ 8: Đừng tự nhiên khởi tâm lôi kéo, hướng thiện cho người khác, Đức Phật ngày xưa cũng không làm điều này, ai tới hỏi thỉnh thì Ngài nói, không thì Ngài đều tùy duyên. Bản thân con phải ghi nhớ, muôn vàn không dám khởi tâm đi chỉ dạy hay là dùng phương tiện khéo léo gì để độ cho người nữa, con chỉ lo việc tu hành của mình, mọi việc khác đều tùy duyên, duyên chưa đến thì chẳng tự nghĩ thêm ra.)
Cho nên Ngài ở đây Ngài mới nói là gì, đặc biệt nhắc nhở các vị đồng tu, là: Bất cứ chỗ nào, bất cứ nơi đâu đều là chỗ cho mình HỌC TẬP, chứ không phải là chỗ để cho mình lôi kéo, độ chúng sanh, khởi tâm động niệm, theo kiểu Phan Duyên như vậy. Hãy học Thiện Tài Đồng Tử. Còn trong quá trình bạn tiếp xúc với người ta, bạn Chân Thành, bạn vì người ta, đặt mình vào vị trí người ta, giúp đỡ cho những người Đạo đó, bên Công Giáo đó có thể sanh lên Thiên Đường mới là đúng. Còn kéo họ về A DI ĐÀ PHẬT là SAI. Mình phải hiểu cái đạo lý đó trong đây.
(Bài học thứ 9: Trong quá trình tiếp xúc với người khác, phải tùy duyên theo, đặt mình vào vị trí của người, giúp đỡ cho người theo thiện nguyện của người chứ không phải theo thiện nguyện của mình.)
Còn trong quá trình mình tiếp xúc với họ, mình kết bạn với họ, họ cảm động, 1 thời gian lâu dài, tự nhiên họ thay đổi đó là chuyện của họ. 1 lời mình nói để thúc đẩy họ để đổi Đạo gì đó cũng không có. Tuyệt đối là Không. Đó là sự lựa chọn tình nguyện của họ, mình hãy để cho Đức Phật A DI ĐÀ sắp xếp.
(Bài học thứ 10: việc của con là tận hết bổn phận với mọi người, việc hướng thiện Đức Phật A Di Đà sẽ sắp xếp viên mãn, con đừng lanh chanh, 1 câu cũng không tự khởi ra nói linh tinh.)
Mình lúc nào cũng muốn độ chúng sanh. Đó là cái Tự Ngã của mình nó phát ra như vậy, chứ không phải từ trong Vô Ngã Đại Từ Đại Bi giống như Phật A DI ĐÀ. Cho nên Ngài là Vô Trụ Sanh Tâm, không có Ngã sanh tâm độ chúng sanh. Mình là có trụ vào cái Bản Ngã này, mình muốn này, mình thích kia, mình đi độ chúng sanh. Kết quả không như nhau, đó là điều chắc chắn.
(Bài học thứ 10: Có ý muốn độ chúng sanh coi chừng Ngã Mạn của mình.)
Cho nên hôm qua, Sư Muội Diệu Dung có chia sẻ bài thơ về chứ VỘI, con thấy rất hay. Làm cái gì mình cũng Vội Vàng, suy nghĩ cũng Vội Vàng, độ chúng sanh cũng Vội Vàng. Chỉ có 1 cái mà mình cần Vội nhất là độ chính mình thì lại không chịu vội. Chính mình đời này phải được Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc thì không chịu vội, không chịu đưa lên Ưu tiên hàng đầu. Tu sửa bản thân không chịu Vội. Thích làm những việc Đại Sự cơ, để rộng độ chúng sanh. Rồi không biết trong đó có dính vô cái Danh cái Lợi hay không.
(Bài học thứ 11: Đối với nhân duyên giác ngộ tu hành của mọi người, con đừng có vội, vội chẳng được ích lợi gì, chỉ gây thêm phiền phức, chuyện đó Phật Bồ Tát sẽ lo cho họ viên mãn. Còn đối với việc tu hành của con thì con phải vội, sao mà hôm nay chưa tiến bộ, sao mà chưa sửa được, phải cố gắng hơn, không được đủng đỉnh, thôi chơi tí rồi tu… Phải vội, tranh thủ để mà tu học, mà tu sửa bản thân, niệm Phật nghe Pháp, học tập mọi người…Phải luôn có tâm thái tranh thủ không được đủng đỉnh).