BÁO CÁO TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.
Không Thể Dùng Vọng Tưởng Để Hàng Phục Vọng Tưởng: Cách sư muội tiếp cận đến bài giảng của Ân Sư nó tự làm khó Sư Muội. Tại vì sư muội đang tập trung làm sao để mà không khởi vọng tưởng. Hoặc là tập trung vào trong cái ý niệm, để trong tâm không còn gì. Chuyện này không làm được.
Cho nên khi mà mình dùng cái ý thức của mình để mình nỗ lực mình đoạn cái phân biệt chấp trước ấy, không cách chi mình làm được hết. Mình nói đơn giản là bây giờ tôi muốn đoạn phân biệt chấp trước, bạn khởi cái ý đó lên là không bao giờ bạn đoạn được. Dạ rõ ràng là như vậy.
Vì bạn khởi cái ý đó lên nó cũng thuộc là 1 cái vọng tưởng rồi, mà nó tạo cho bạn 1 cái áp lực, áp lực đó càng ngày nó càng lớn. Mà nếu không khéo á, thì cái áp lực đó làm cho mình trở nên bị Stress, bị căng thẳng trong quá trình học Phật. Mình bị giống như là ở trong 1 cái kén, không thoát ra được khỏi cái tư tưởng của mình. Cho nên Pháp môn Tịnh Độ không có quan tâm đến cái chuyện là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn còn nhiều hay là ít, hay là phải đoạn hay là phải gì hết.
Mà chỉ hết lòng niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Khẳng định 1 đời này mình là phàm phu, sanh tử tội ác sâu nặng. Chỉ còn có duy nhất con đường là nguyện xin Đức Phật A Mi Đà cho con về Cực Lạc Thế Giới. Con không có mong gì ở đây là con đoạn được cái này con chứng được cái kia. Rồi con mong chấm dứt được cái gì Ái Dục trong lòng con nó sẽ hết. Không có được đâu. Càng mong cầu những chuyện đó càng bị cái đó nó ám ảnh. Chỉ là thật thà niệm câu Phật hiệu cầu sanh Cực Lạc. Mỗi ngày ráng ráng ráng, nếu có nhận ra cái tật xấu của mình để mình sửa. Sửa được rồi là mừng. Chứ hổng có nói chuyện gì đến cái chỗ mà không có niệm, hoặc là tâm rỗng rang vô niệm thanh tịnh các kiểu. Không làm được đâu.
Mà muốn làm được thì cũng chẳng nằm ngoài cái chuyện là Tín Nguyện cầu sanh Cực Lạc. Hoặc là đẩy công phu của mình đến mức là Cư Sĩ Lưu Tố Vân 8 – 10 giờ nghe Pháp, còn lại thời gian niệm Phật. Mình làm nổi không? Hay là Cư sĩ Trần Quang Biện, Ngài ngồi nghe Pháp 8 tiếng đồng hồ, còn lại niệm Phật, mình làm nổi không? Cái Duyên của mình nó đâu có giống như vậy đâu mà mình làm. Mà phải làm trong bao lâu? Ngày Trần Quang Biện Ngài bị cái khổ sanh tử nó thúc ép Ngài làm trong 2 năm liên tục.
Còn cô Lưu Tố Vân cô làm trong 10 năm. Cho nên đều là biểu diễn cho mình thấy là cái chuyện này nó không có đơn giản giống như mình nghĩ đâu. Cái Vọng Tưởng mình nó ghê lắm. Mình cứ hay chia sẻ với nhau là, cái Nghiệp của mình nó có chu kỳ. Hôm nay tưởng êm êm êm êm rồi, nó đang lắng xuống thôi, nhưng mà đụng phải duyên là nó nhoi lên lại, mà nó nhoi lên rất là mạnh.
Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Tà Kiến, Tự Tư Tự Lợi, Tự cho mình là đúng, Hay nhìn lỗi của người,… Nó có chu kỳ. Ích kỷ Đố kỵ. Nó có chu kỳ. Đụng duyên là nó bật lên à. Còn A Mi Đà Phật thì quá mới mẻ. Gồng lắm mới niệm được. Còn cái Tham Sân Si thì nó bật lên tự nhiên quá đúng không ạ? Nhẹ nhàng lắm. Còn muốn tâm bật ra A MI Đà Phật khó quá chừng.
Cho nên mình phải hiểu ra rõ ràng, pháp môn Tịnh Tông này nghe Ân Sư giảng, mục tiêu cuối cùng để mình buông bỏ hết cái chuyện nỗ lực của tự thân là mình muốn thành tựu cái gì đó ở trong cuộc đời này. Ở trong Phật Pháp, chứng cái này, chứng cái kia, thấy cái này, thấy cái nọ, biết này biết kia, hiểu sâu sắc cái này, hiểu sâu sắc cái kia, thậm chí để rằng những cái chuyện giống như là hoằng pháp lợi sanh.
Không. Mình không có học theo cái cách đó được. Học theo cách đó là đi vào trong phiền não. Pháp môn Tịnh độ không có dạy những cái đó. Ân Sư giảng những cái điều khó này để mình thấy đó mình buông. Mình đừng có đi cái con đường đó. Con đường đó không phải căn cơ của mình. Mình không đủ năng lực và thời gian để mình thành tựu theo con đường đó.
Cho nên tâm mình chỉ cần nhiếp vô câu A Mi Đà Phật. Niệm càng nhiều càng tốt. Mà niệm phải rõ ràng đừng tham nhiều mà lại quên đi cái chỗ rõ ràng. Thà rõ ràng, ít chất lượng, tốt hơn là nhiều mà qua loa. A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật… cuối cùng nghe nó mờ mờ mờ mờ á, nó không ra được cái gì.
Nhưng mà A .. Mi .. Đà .. Phật A .. Mi .. Đà .. Phật A .. Mi .. Đà .. Phật là hết 1 hơi đúng không ạ. Là chuẩn bị hít thêm 1 hơi nữa là niệm tiếp 3 câu tiếp rồi đến 4 câu nữa là đủ 10 câu. Là mình quay lại cứ 3 3 4, 3 3 4 ,3 3 4. Cái hơi thở mình bắt đầu nó quen rồi bắt đầu nó đều rồi thì mình qua mình niệm 5 5, 5 5, 5 5. Bắt đầu nghe rõ ràng, bắt đầu nhiếp tâm rồi thì bắt đầu tăng tốc lên là 1 hơi là niệm được 10 câu. Chỉ vậy thôi. Đây là mình đang thực hành niệm Phật theo lời dạy của Ân Sư và của Ấn Tổ.
Dạ cho nên mình nghe Ân Sư giảng bài này, không khéo là mình dễ bị dính mắc vào trong vấn đề là suy nghĩ làm sao để giải quyết cái chuyện này theo lời giảng của Ân Sư, dùng cái ý thức để giải quyết tiêu diệt vọng tưởng, con nói là không thể được, vì suy nghĩ đó chính là vọng tưởng, dùng vọng thì làm sao diệt vọng được?
Đừng có đi con đường đó. Mà những gì mà con chia sẻ với các Huynh đệ tỷ muội là để phá đi hết những cái mong cầu đó. Mình hiểu cái căn cơ của mình, nghe tới đó là thôi, thấy vô không nổi rồi thì thôi đi ra đi, niệm câu A Mi Đà Phật. Phật pháp là như vậy đó, vô không nổi là đi ra, chứ không có cố được. Bạn cố là bạn phiền não. Vì cái này là tự nhiên khế nhập. Phật Pháp là có cái chỗ đó.
Nỗ lực nỗ lực nỗ lực rồi đến lúc tự nhiên khế nhập. Chứ không có chộn rộn sốt ruột là mình phải đạt được cái này, phải đạt được cái kia. Nó nguy hiểm lắm. Dạ. Mọi thứ đều để cho tự nhiên. Mà mình phải hiểu rõ tông chỉ của Tịnh Độ Tông là Tín Nguyện, Kiên Định, Niệm câu A MI ĐÀ PHẬT cầu sanh Cực Lạc. Hết.
Từ giờ đến cuối đời làm sao tăng trưởng tín nguyện, phá đi hết tất cả những nghi ngờ, tham đắm, dính mắc, mê muội của mình đối với hết thảy người và sự vật ở thế gian này, đặc biệt là với cái bạn tư tưởng trong đầu mình.