Luyến Ái Buộc Ràng Làm Sao Thành Tựu?

BÁO CÁO TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.

Hanh Trinh Thay Doi Ban Than

Luyến Ái Buộc Ràng Làm Sao Thành Tựu? Trên thực tế, lúc mình nhận sự giúp đỡ của mọi người đối với con đường tu học của mình. Đặc biệt là người thân, nếu các bạn không có cảnh giác thì một mặt mình xem họ là thiện tri thức, một mặt khác mình lại tăng trưởng tâm luyến ái.

Bây giờ đối với vị thiện tri thức chồng chắc chắn là mình biết rõ ân đức của chồng. Bây giờ trong 2 trang rưỡi, mình có thể làm chủ cái cảm xúc mình hơn thì mình chỉ viết về chồng mình khoảng tầm nửa trang. Còn nửa trang viết về Mẹ, nửa trang viết về Bố, nửa trang viết về Sư Tỷ. Thí dụ vậy! Đúng không?

Nhưng mà Liên Hạnh thấy rõ là Liên Hạnh chỉ chăm chăm vô cái cảm xúc của Liên Hạnh đối với Bồ Tát chồng này thôi. Dưới góc nhìn khách quan của con thì con thấy Liên Hạnh rất thương chồng. Thì mình sẽ chú ý cái cảm xúc đó, để làm sao mình thương nhưng đừng có tăng trưởng cái luyến ái nữa.

Chứ không khéo theo thời gian tu hành, thì không chỉ là Liên Hạnh, còn Hạnh Tâm, rồi còn Nhuận Tùng rồi còn bạn Tịnh Duyên. Mình nhìn ra cái ơn của chồng mình thì mình lại thương ổng hơn. Mà thương ổng hơn thì tăng trưởng luyến ái hơn. Cho dù bây giờ các bạn có thể tự vỗ ngực là các bạn sẽ không có dính. Thầy hay là Sư Huynh nói vậy thôi chứ con biết rồi. Con đâu có gì đâu, đâu có luyến ái gì đó. Con với chồng con giống như bạn vậy.

Thì đó là cái nhận định chủ quan của mình thôi. Nhưng mà khi đến lúc mình đụng chuyện, cái tính sở hữu của mình đối với người chồng mình vẫn còn rất là cao. Đi đâu mà sao giờ này chưa về? Nói với người ta là đi 10 giờ về, mà sao bây giờ 12 giờ trưa rồi cũng chưa về, cũng không biết nhắn tin, rồi cũng không gọi điện thoại. Bây giờ để mọi người đợi cơm.

Thế là lo! Mà sao gọi mấy cuộc điện thoại sao hổng nghe máy là sao? Thì con thí dụ những chuyện nó rất là đời thường như vậy. Để mình thấy rõ nhiều khi mình hổng thấy ổng luẩn quẩn trước mắt mình. Có lúc mình cũng thấy: Ờ thôi kệ! Nhưng mà tự nhiên thấy hơi lo lo, cũng hổng biết là ổng làm cái gì, đi đâu sao chưa về?

Ngược lại người chồng cũng vậy. Thiện Thịnh cũng vậy, hoặc là con cũng vậy hoặc là Giác Sơn cũng vậy, mình cũng y chang vậy thôi. Cho dù mình khẳng định các kiểu là mình không còn dính mắc gì đối với người chồng hay người vợ này về mặt tình ái thế gian giống như là trước đây nữa. Lý do tại sao các bạn biết không? Tại vì các bạn trải nghiệm qua rồi. Mà cái gì đã trải nghiệm qua rồi thì nó thành cũ, nên các bạn có thể xem nhẹ cái cảm xúc đó.

Nhưng mà cái chữ ái thì nó lại theo mình rất là sâu. Do đó qua cái bài báo cáo của Liên Hạnh thì con có sự chia sẻ như vậy, có gì Liên Hạnh để ý lại, vì không chỉ có riêng chồng mình là vị thiện tri thức mà còn Mẹ mình, rồi Ba mình, rồi Mẹ chồng rồi Ba chồng…

Khi mình nhìn ra được cái tâm bình đẳng đối với ân đức của mọi người. Thì điều đó chứng tỏ là mình có sự tiến bộ đối với cái chỗ “ái nhiễm” về cái tình thân riêng tư này. Chứ còn trong bài báo cáo, mình dồn cho một người, suốt 2 trang rưỡi chỉ có hình ảnh của người đó thôi. Thì xem chừng hình ảnh của người đó khá là mạnh ở trong tâm thức của mình đó.

Bây giờ nếu người đó đột ngột ra đi một cách bất ngờ. Thì chắc Liên Hạnh sẽ rất đau khổ vì chưa trả ơn được cho người đó thế này thế kia. Hoặc giống như là bạn Tịnh Duyên thôi. Nếu chồng của mình ra đi lúc này, bạn nhìn thằng nhóc con rất giống ổng, lại càng nhớ. Tại nó chưa đến cái chỗ đó, chưa phải cái duyên đó nó hiện ra. Cho nên mình thấy ổng cũng thường. Nhưng nếu mà cái thường này nó biến mất. Mà nó gần gũi mình quá rồi, tự nhiên nó biến mất thì mình thấy khác lắm à.

Từ Cha từ Mẹ, cho đến từ chồng từ vợ từ con, thì đây là những trải nghiệm của bản thân mình để mình tránh đi cái sự chủ quan ở trong quá trình tu học, mình nghĩ rằng là đối với ái căn là mình đã xử lý rất là êm xuôi, đã xem rất nhẹ rồi. Nhưng con nói là Chưa. Bạn phải trải nghiệm trong sự mất mát, bạn phải trải nghiệm trong sự hưng phấn, cảm xúc dạt dào khi bạn ở bên người đó cả về thể xác lẫn tinh thần.

Lúc đó bạn niệm Phật được không? Trong lúc bạn nhớ nhung hết mực, nhớ tới đối tượng đó liệu bạn niệm Phật được không? Niệm Phật ở đây là niệm Phật với đầy đủ tín nguyện, chứ không phải là niệm Phật theo kiểu đối phó. Theo kiểu đối phó là mình nhìn ra là: À! Mình nhớ người đó bây giờ mình dùng câu Phật hiệu mình đè cái nhớ đó lại.

Thì thôi cũng đỡ hơn là không niệm, đúng không? Nhưng mà mình thấy rõ ràng cái chất lượng câu Phật hiệu nó không có hồn nhiên nữa, nó hổng có thuần khiết nữa. Tại vì nó xen với cái sự nhớ nhung và mình đang dùng câu Phật hiệu để mình đè cái nhớ nhung của mình xuống. Chứ không có thuần là ở chỗ tín nguyện cầu sanh Cực Lạc.

Cho nên từ những cái chỗ nhỏ nhỏ đó mình nên phản tỉnh. Giống như là sáng dậy đi ra đi vô thường thì ổng hay cười với mình lắm. Tự nhiên sáng nay hổng cười. Mà tự nhiên sáng nay đi làm hổng có hỏi thăm mình như mọi khi. Hoặc là có ông chồng dễ thương đó. Sáng trước khi đi làm hôn vợ một cái mới đi. Hôm nay ổng không hôn mình. Mình đang đợi cái chuyện đó. Ủa sao hôm nay thấy ổng lạ lạ ta. Ổng không có làm gì. Ổng không có để ý gì đến mình hết ta là tự nhiên trong lòng mình cũng có lợn cợn.

Nhưng mà sau đó mình nghĩ: Thôi kệ! Vợ chồng lúc này lúc kia. Thôi bỏ qua! Thì đó! Tất cả những điểm mà nó nhỏ nhỏ, nó tế nhị như vậy đó mà các bạn không để ý. Các bạn bỏ qua thì cũng tốt, nhưng mà các bạn phải biết thừa nhận là mình đang rất cưng cái ông chồng này thì mình mới hay để ý đến ổng nhiều. Chứ còn không thì mình cứ niệm Phật thôi đúng không?

Ổng cười hay không cười rồi ổng cứ đi ra đi vô là chuyện của ổng. Mình cứ niệm Phật, rồi khi nào có chuyện nào cần phối hợp với nhau thì mình phối hợp thôi. Chứ hà cớ gì mình cứ liếc tới liếc lui để ý ổng chỗ này chỗ nọ. Nên cái đời sống vợ chồng hóa ra là cái chỗ vừa dễ mà cũng vừa khó đối với người tu tại gia. Dễ là tới lúc mà mình có sự ủng hộ rồi thì nó cũng đỡ nhiều thứ.

Nhưng mà cái cảm xúc của mình dành cho cái người phối ngẫu, cho vợ chồng mình thì mỗi người tự hiểu à…Cho nên con đưa ra tấm gương của những người mà đã đạt đến chỗ tự tại vãng sanh. Các bạn để ý đi: Ai cũng thành tựu dựa trên cái chuyện là họ một mình hết. Hổng có chồng con gì ở bên cạnh. Có như không có. Thiệt luôn đó! Thì mới đạt tới chỗ tự tại vãng sanh.

Còn tu ở đây mà còn liếc ổng, coi ổng chừng nào mới về. Rồi thầm nghĩ điều này, thầm nghĩ điều kia đối với ổng rồi khúc khích cái này, khúc khích cái kia, vui cái này vui cái nọ thì cũng chưa đâu. Phải đi đến chỗ là tâm mình tĩnh lặng. Tĩnh lặng có nghĩa là mình không còn thấy tâm mình bị xao động trước cái tình cảm vợ chồng giống như trước đây nữa.

Cũng không có còn hay giận ổng theo kiểu ổng mà làm cái gì đó không như ý mình. Thì bắt đầu mình cũng có một chút xíu thất vọng. Mình nói vậy! Thì cái đó cũng không được. Cho nên cứ từng chút từng chút trong cái tư tưởng của mình, khi mình kết nối với cái người phối ngẫu của mình thông qua tất cả những cái hoạt động trong ngày của mình. Thì mình sẽ nhìn thấy rõ lắm.

Nhưng thật ra người trong cuộc nhìn hổng rõ đâu. Nhưng mà người ngoài như con nè. Con nhìn con liếc  qua một cái là con biết rồi. Con biết là 2 người này còn thương nhau lắm. Bây giờ phải tách 2 người này ra thì 2 người này niệm Phật mới chuyên tâm được. Chứ 2 người này mà dính với nhau là thì cũng tới chừng đó thôi.

Có nghĩa là cái ngưỡng niệm Phật của bạn cũng sẽ chỉ tới cái tầm khoảng chừng 5, 6 điểm thôi. Chứ các bạn muốn lên đến cái điểm mà tự tại là 9 điểm thì mình lên không nổi. Tại vì trong tâm các bạn chắc chắn vẫn còn cái hình bóng của người đó. Chắc chắn vẫn còn cái kỳ vọng đối với người đó. Đối với chồng, đối với con, đối với vợ, đối với Cha, đối với Mẹ.

Làm sao bây giờ mà mình sống chung với mọi người, mình không có cái kỳ vọng gì đối với mọi người xung quanh. Còn nếu mình xem họ giống như Bồ Tát thì mình coi chừng. Tại vì khi đó là mình cũng có cái tâm mong cầu. Tại vì Bồ Tát phải giúp đỡ chúng sanh. Mà mình là chúng sanh đúng không? Mình là phàm phu, mình rất cần Bồ Tát giúp đỡ. Mà hôm nay Bồ Tát giúp tui được mà ngày mai Bồ Tát không giúp tui được là tui giận Bồ Tát nghen.

Bồ Tát chồng hôm nay chở tui đi chùa được, ngày mai chở tui đi chùa được. Năm này tháng nọ chở tui đi chùa tự nhiên cái hôm nay hổng chở tui đi chùa là tui buồn à. Lúc trước chở tui đi phóng sanh được mà bây giờ hôm nay hổng chở được là tui thấy có chuyện. Mà trong khi ổng rảnh mà sao ổng hổng chở mình là mình bực rồi. Rõ ràng bực! Tại bạn có cái kỳ vọng, có cái mong cầu. Bạn đẩy người ta lên Bồ Tát làm chi cho bạn khổ vậy.

Hãy xem mọi người như Bồ Tát mà mình xem chồng mình như Bồ Tát kiểu đó là mình khổ. Cho nên mình hiểu cái câu nói mà Ấn Tổ để lại cho mình tới lúc mình thực hành vô đời sống nhiều khi mình khổ chứ mình không có được sự an lạc chân thật. Tại mình hiểu sai là mình hành sai.

Do mình đặt tiêu chuẩn cho người ta là Bồ Tát, cho nên mình mong đợi người ta biểu diễn cho mình thấy những điều tốt đẹp. Đến lúc mà họ không biểu diễn cho mình những điều tốt đẹp nữa thì mình lại càng vô cùng tức giận và thất vọng. Vì cái sân si của mình nó vẫn còn. Mình chưa chứng Thánh quả. Cho nên cái sân si của mình nó còn đó thì nó nhân cái duyên đó, cái kỳ vọng đó không đạt được thì nó bùng lên thôi. Vấn đề là nó bùng ở mức độ nào.

Hiện tại chúng ta đều là những người phàm tục, trong hoàn cảnh tu học là người tại gia tu học có vợ có chồng. Thì tất cả những cái kết nối về mặt thể xác tinh thần đối với người chồng người vợ của mình từ trước đến giờ mình đã tạo rồi. Thì nó sẽ quay lại, vì nghiệp nó có tính chu kỳ. Giống như bạn nào đó cũng có chia sẻ với con là: Cảm xúc vợ chồng hiện nay thì cũng giống y như là những ngày đầu tiên cho dù đã trải qua 10 năm, 11 năm. Điều đó chứng tỏ là gì? Nghiệp nó có tính chu kỳ. Cái ấn tượng tốt đẹp đó nó vẫn còn kéo dài. Nó vẫn còn đậm mùi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *