Hiểu rõ Hơn Về Tâm Bình Đẳng (phần 2)

BÁO CÁO TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.

Hanh Trinh Thay Doi Ban Than

Hiểu rõ hơn về tâm bình đẳng: Con thấy có một cái ý nhỏ ở đây, là cái tâm Bình Đẳng. Thì trước tiên là mình phải coi coi mình có bình đẳng hay không. Mà mình phải coi bằng cách nào ạ? Là mình phải thật làm, mình phải làm được ạ.

Giống như hồi xưa, cách đây mấy năm con có đủ phước là lên trên tỷ Lan học, con có nghe huynh chia sẻ 1 lần. Mình kêu các động vật nhỏ bé là con này con kia, tức là có sự giai cấp. Thì lúc đó sư huynh chia sẻ là gì, đó là cái sự Ngạo Mạn, thấy mình to lớn, coi thường những người nhỏ bé. Cái con về con suy nghĩ con nhận ra là đó là không Bình Đẳng. Hòa Thượng thường dạy là sao, học Phật, học theo tánh của Phật, là sao? Trang Nghiêm, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi. Và con đã tập sửa từ đó.

Con không kêu con này con kia nữa. Bởi vậy như con thấy ở trong tiếng Anh rất là hay. Các loài động vật người ta không có dùng cái từ “It” là “nó” đâu. Người ta dùng “He” và “She”. Rất tốt ạ. Những cái đó mình phải sửa từ từ. Rồi cái ông đó đó, hoặc cái chú đó đó, hoặc cái vị đó. Mình phải sửa lại. Chứ không nó nó nó nó nữa. Khi mình còn thoải mái phát ngôn, thoải mái nói, là trong vô hình chung tâm mình vẫn còn Phân Biệt, Chấp Trước đó mà mình không biết. Mình cứ tưởng mình Bình Đẳng. Dạ không có.

Giống như hồi sáng nay sư huynh đặt câu hỏi, trong đầu con nghĩ, Phật là Bình Đẳng. Phật không có thấy cái gì của chúng sanh mà Phân Biệt Chấp Trước hết trơn. Ngài nhìn ra được cái sự Khổ Đau của chúng sanh, nguyên do từ đâu. Nên Ngài mới nói ra, từ tự tánh lưu xuất ra mà Ngài giảng các loại Kinh để phù hợp với mỗi người, để mọi người sao ạ? Tin sâu Nhân Quả, đoạn ác tu thiện.

Thì trong Kinh Phật như vậy, Phật nói, giống như Hòa Thượng đã dạy rồi, Phật thuyết Kinh nói Kinh là từ lúc nào ạ? Từ tâm thanh tịnh, tâm Phật thanh tịnh nên nói ra những lời Kinh những lời dạy như vậy, lưu truyền tới tận ngày hôm nay. Còn mình nghe tâm mình không Thanh Tịnh, mình nói lại thành ra lời mình không Thanh Tịnh, thì làm sao người nghe Thanh Tịnh được.

À, con ngộ ra cái chỗ đó. Vậy thì sao, mình phải nói nhẹ nhàng. Chẳng hạn mình không thể nói là chúng sanh Phân Biệt Chấp Trước. Chúng sanh là có mình không ạ? Vậy thì mình phải quay lại xem mình có Phân Biệt, Chấp Trước hay không. Đôi khi trong lời nói của mình đã có Phân Biệt Chấp Trước mà mình không biết.

Bởi vậy nên con cũng cố gắng, và đây là lần thứ 2 con được nghe sư huynh chia sẻ. Lần đầu cũng là ở trên tỷ Lan. Sao cũng được. Mình phải làm sao cái Tâm mình được như vậy. Tức là lúc đầu thì sao ạ? Ừ sao cũng được, nhưng mà trong Tâm còn phân biệt, còn thấy rõ sự việc như là một cái Ti Vi, rõ ràng hình ảnh, đang chiếu phim. Rồi một thời gian sau mình cũng chuyển từ từ, từ từ, sao cũng được, và cái màn hình là gì ạ? Rất bình thường, sao cũng được luôn. Thì con thấy mình nhẹ nhàng lắm. Mình sẽ đạt được một cái điều gì ạ? Mình tu phải từ từ mình phải đạt được chứ, các quý vị có đồng ý với con không? Là mình cũng làm được 1 việc nhỏ thôi. Là không nhìn thấy lỗi người.

Hòa Thượng dạy trong mỗi ngày mỗi giờ, từng giây từng phút của mình, có vô tình hay hữu ý, mình tạo tội, từ trên lời nói hoặc là cách ứng xử, từ đâu? Từ ý niệm của mình phát ra, tức là trong tâm mình có. Thức biến liền, hiện hữu liền. Bởi vậy nên mình phải cẩn thận. Đó chỉ là lời nói thôi mà, nhưng mà nó phản ánh cho cái Tâm của mình hiện tại.

Thì con nói mình cứ cố gắng, chẳng hạn như những câu hỏi, hoặc những vấn đề khó khăn, cố gắng con bắt chước Lão Hòa Thượng Ân Sư dạy, cứ niệm Phật 10 câu, rồi từ từ từ từ suy nghĩ, ra hết đó. Không thể quên niệm Phật, không thể nào quên được câu Phật Hiệu. Niệm thầm, niệm nhỏ, thường xuyên A Mi Đà Phật khởi được trong tâm. Dạ, nhiều khi mình muốn nói một cái vấn đề gì đó cái mình ngưng, mình không nói, cái tự nhiên mình được ngồi nghe, à mình ngộ ra. Sau này khi mình nói, thì tất cả đều là lời của Tổ, của Phật dạy, của Lão Hòa Thượng giảng dạy. Chứ đôi khi mình cứ gấp hoài, thành ra mình có cái vế đối đầu mà mình không thấy.

Con thấy sư huynh chia sẻ rất hay, rất dễ hiểu, rất dễ nắm bắt. Từ nay về sau mình phải coi lại cái bản thân của con, nãy giờ con nói con á, coi coi thực sự là mình có cái phần đối đầu đó không. Tại vì Bình Đẳng thì không có cái sự Đối Đầu. Từ trong ý niệm, hành vi, lời nói, câu chữ của mình có sự đối đầu trong đó, là mình thực sự Chưa Bình Đẳng. Thì con nghĩ vậy á, con cũng nói lung tung lung tung, con nghĩ sao con nói vậy. Con kính mong các chư vị hoan hỷ cho con và góp ý thêm cho con ạ. Dạ Nam Mô A Mi Đà Phật.”

“Dạ A Mi Đà Phật, con cảm ơn phần chia sẻ những suy nghĩ rất là chân thành của Sư Huynh Cương, rất là hay ạ. Đúng là qua sự chia sẻ của Sư Huynh mình thấy nhiều lúc mình cũng hay nói này nói kia lắm. Thậm chí là đối với người chứ đừng nói gì là đối với con vật này con vật kia nữa. Bây giờ mình tập sửa lại, mình thấy là mình nói con này con nọ, nói này nói kia, là mình thấy là không Bình Đẳng rồi, là không Từ Bi rồi, thậm chí là có Sân Si ở trong rồi.

Thực ra là chưa cần nói mà chỉ cần nghĩ thôi, là đã thấy lệch rồi. Dạ nên cái này phải thực hành và để ý. Giống như Sư Huynh Cương chia sẻ, mỗi ngày mình cố gắng một chút. Rồi Sư Huynh nói cũng rất là tỉ mỉ, cố gắng niệm A Mi Đà Phật thường xuyên và sống chậm lại, đừng có vội vàng hấp tấp nữa. Niệm Phật xong rồi sẽ có giải pháp. A Mi Đà Phật.”

One Comment

  1. Diệu Linh

    BÁO CÁO TÂM ĐẮC CỦA CON
    Dạ Nam mô A Mi Đà Phật, qua phần chia sẻ của 2 Sư Huynh, con có ghi nhớ những điều sau ạ:
    1. “Mình kêu các động vật nhỏ bé là con này con kia, tức là có sự giai cấp, đó là không Bình Đẳng. Hòa Thượng thường dạy là sao, học Phật, học theo tánh của Phật, là sao? Trang Nghiêm, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi.”
     Dạ con học sửa không gọi các bạn động vật là con kiến, con gián, …. Nữa. Mà con gọi là bạn kiến, bạn chuột.
     Dạ con tỏ tường hơn về con đường học Phật, học Trang Nghiêm, học Thanh Tịnh, học Bình Đẳng, học Chánh Giác, học Từ Bi. Cứ học dần dần từng chút một ạ.
    2. “Những lúc thanh tịnh nhất, tâm Phật thanh tịnh nên nói ra những lời Kinh những lời dạy như vậy, lưu truyền tới tận ngày hôm nay. Còn mình nghe tâm mình không Thanh Tịnh, mình nói lại thành ra lời mình không Thanh Tịnh, thì làm sao người nghe Thanh Tịnh được.”
     Dạ con học được ở câu này là khi tâm mình chưa được Thanh Tịnh thì mình không nên chia sẻ điều gì cả.
    3. “Sao cũng được. Là mình cũng làm được 1 việc nhỏ thôi. Và bắt đầu mình làm được một cái việc đó là gì ạ? Không nhìn thấy lỗi người.”
     Dạ con học tập, hằng ngày có những việc không theo ý con, con sẽ học tập sao cũng được dần dần, từ 1 2 việc trở đi, cứ dần dần tâm con sẽ thích nghi, và bình an hơn, không còn bực tức hậm hực vì thấy lỗi người khác nữa, không còn thấy lỗi người nữa.
    4. “Chẳng hạn như những câu hỏi, hoặc những vấn đề khó khăn, cố gắng con bắt chước Lão Hòa Thượng Ân Sư dạy, cứ niệm Phật 10 câu, rồi từ từ từ từ suy nghĩ, ra hết đó. Không thể quên niệm Phật, không thể nào quên được câu Phật Hiệu.”
     Con học tập khi gặp vấn đề hay khó khăn gì cần lựa chọn giải quyết thì con ngưng lại 1 chút niệm Phật 10 câu rồi nghĩ tiếp, chưa nghĩ ra thì lại ngưng lại niệm tiếp 10 câu rồi lại nghĩ tiếp ạ.
     Dạ hôm vừa rồi con vừa làm vườn với các em, con thấy có 1 vấn đề khó khăn, con cũng ngưng lại niệm Phật 10 câu, rồi lại nghĩ tiếp, thì còn cũng nghĩ ra sáng suốt hơn ạ, và con thấy con bình tĩnh hơn nữa ạ.
    5. “Nhiều khi mình muốn nói một cái vấn đề gì đó cái mình ngưng, mình không nói, cái tự nhiên mình được ngồi nghe, à mình ngộ ra. Sau này khi mình nói, thì tất cả đều là lời của Tổ, của Phật dạy, của Lão Hòa Thượng giảng dạy. Chứ đôi khi mình cứ gấp hoài, thành ra mình có cái vế đối đầu mà mình không thấy. Tại vì Bình Đẳng thì không có cái sự Đối Đầu.”
     Dạ con học tập, cứ lắng nghe thôi, không tranh cãi, không ý kiến.
    6. “Nhiều lúc mình cũng hay nói này nói kia lắm, dạ. Thậm chí là đối với người chứ đừng nói gì là đối với con vật này con vật kia nữa.”
     Dạ con cũng hay nói như vậy, hay gọi các em là thằng là con, dạ con cũng không nghĩ nhiều chỉ là mọi người đang nói chuyện gọi như vậy thì con cũng gọi như vậy luôn, nhiều khi quen miệng gọi, nhiều khi gọi cho tỏ ra hầm hố, dạ thì con phải sửa, không được gọi như vậy. Phải gọi các bạn bằng tên, hoặc bằng bạn.
    7. “Mỗi ngày mình cố gắng một chút.”
     Dạ khi con nghe bài Sư Huynh chia sẻ, con có nghĩ là làm sao mà mình Bình Đẳng được, làm sao mà Thanh Tịnh được, cái đó có Phật mới có thôi. Dạ xong khi con nghe tới đoạn này thì con nghĩ ra là những điều đó tuy là còn xa, nhưng mà mình cứ phải làm từng chút một, rồi mình sẽ tiến dần tới, chứ nếu mình không làm dù 1 chút đó, thì mình sẽ vẫn dậm chân tại chỗ mà không có tiến lên chút nào được.
     Dạ khi con làm vườn đằng trước, con thấy khối lượng công việc nhiều quá, con nản. Xong rồi con lại nghĩ, mỗi ngày làm 1 chút, nó sẽ hoàn thiện dần. Thế là mỗi ngày con ra còn đều cuốc mấy cái, mỗi ngày cố gắng làm 1 ít.
     Dạ con phải cố gắng tiến lên trong việc tu tập, tiến triển bản thân. Con phải cố gắng, mỗi ngày 1 chút, 1 chút thôi. Hiện giờ con lại lẹt đẹt trở về con số 0 trong việc dành thời gian tu học mỗi ngày. Con cứ cuốn theo những vấn đề của con, xung quanh những suy nghĩ của con, mà con không cố gắng mỗi ngày 1 chút trong việc nghe Pháp, niệm Phật. Dạ con sẽ sửa lại, mỗi ngày con sẽ cố gắng, niệm Phật 5 phút thôi cũng được, nghe Pháp 5 phút thôi cũng được, nhưng hằng ngày đều đặn con sẽ tiến dần ạ.
    8. “Cố gắng niệm A Di Đà Phật thường xuyên và sống chậm lại đừng có vội vàng hấp tấp nữa, dạ. Niệm Phật xong rồi sẽ có giải pháp.”
     Dạ con sẽ ghi nhớ câu nhắc nhở của 2 Sư Huynh, có khó khăn, cứ niệm Phật 10 câu rồi sẽ có giải pháp.

    Dạ Nam Mô A Mi Đà Phật, con xin cảm ơn 2 Sư Huynh đã chia sẻ và nhắc nhở con học tập ạ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *