BÁO CÁO TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.
Ăn Uống Cũng Chính Là Chỗ Tu Hành: Ăn nhiều rồi mắt díp lại ngủ là rất là phổ biến. Cho nên là mình phải cảnh giác. Cảnh giác hoặc là phải có nguyên tắc. Thường thì các sư muội ở đây cũng thích ăn hoa quả sau bữa ăn chính lắm. Ăn cơm xong rồi cắt dưa hấu, rồi cắt bưởi, rồi cắt trái này trái kia, thanh long rồi ăn cái gì đó, đại khái là trái cây. Hoặc là một lúc sau thì ăn trái cây
Nhưng mà trái cây thì thật sự là không có tốt cho sức khỏe nếu mà mình ăn trái cây sau bữa ăn chính. Còn làm cho hệ tiêu hóa của mình nó không được ổn định nữa. Và những chất dinh dưỡng trong trái cây đều đi theo cái đường ra ngoài của mình. Thậm chí nó làm cho ruột mình nó mệt nữa, nó không hấp thụ được.
Nên các chuyên gia dinh dưỡng chỉ khuyên là ăn trái cây khi nào bụng đói thôi, hoặc là sau khi ăn 4 tiếng, 3 4 tiếng, thì ăn trái cây thì được. Mà tối thì lại tuyệt đối là không có được đụng đến trái cây. Trái cây hoa quả chỉ có ăn ban ngày. Rồi cũng tuyệt đối, làm sao mình tập cái thói quen là mình không ăn thêm bất kỳ cái gì sau 7 giờ tối. Để cho bao tử mình được nghỉ ngơi. Vì bạn ấy cũng vất vả nhiều rồi.
Cho nên khi mà các sư muội sống chung với nhau thường thường rất là hoan hỷ, có cái gì cũng nhớ đến nhau, mua cái này mua cái kia, để dành cho người này, để dành cho người nọ rồi khuyến khích cho mọi người ăn uống phủ phê.
Giống như Bích Nhị khuyến khích Toan ăn thêm cái này, thêm cái kia. Đó là mình dùng tình cảm, tình cảm chị em, tình thương mến thương, mình thúc đẩy người khác ăn thì chẳng khác nào mình khiến cho người khác ăn xong rồi lại nặng bụng rồi lại ngủ, lại mất đi cái thời gian để mà công phu niệm Phật nghe Pháp.
Mà cũng ảnh hưởng đến sức khỏe chứ không phải là cứ thấy đồ ăn ngon để dành cho mọi người, cứ mong muốn mọi người phải ăn. Thậm chí có nhiều người cũng lạ lạ, thương cái người đó, quý cái người đó, muốn cho người đó ăn, mà phải ăn trước mặt mình mới chịu cơ. “Ăn đi, phải ăn.” Rồi mình ngồi ở đây mình nhìn người đó ăn mới cảm thấy hả dạ, hả lòng.
Ăn cho đến chết. Ăn nhiều khổ nhiều, ăn nhiều thì mệt chứ. Cho nên bây giờ mình phải thực tập là mình không có ép người khác ăn những cái thứ mà mình thích nữa. Mình phải biết dùng lý trí trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân trong vấn đề ăn uống đối với mọi người xung quanh.
Tự mình phải làm ra kỷ cương. Con bây giờ con lập kỷ cương là mẹ con có làm kiểu nào thì con cũng không có ăn trái cây sau bữa ăn. Có về nhà mà mẹ có muốn con ăn kiểu nào con cũng nói “Không, con không ăn được. Mẹ có được thì mẹ để dành đi ngày mai con ăn, là phải bỏ vô tủ lạnh ngày mai con ăn tiếp. Rồi qua nhà thím thì nhiều khi thím nói “Cơm còn nhiều lắm con ráng con ăn đi, thím nấu cơm nhiều lắm con phải ăn cho hết đó.” “Dạ không bụng con cỡ đó con ăn có 1 chén là 1 chén, con không ăn thêm được, ăn thêm vô mệt lắm. Con giờ con đâu phải 18 tuổi đâu mà ăn 1 lúc 3 4 5 chén cơm mà làm liên tục được. Thôi thím về sau thím nấu ít thôi. Nhưng mà thím con cái tật là vậy ạ, nấu ít thì sợ thiếu, cứ nấu nhiều vào. Dư thì mai tính tiếp. Trong nhà thì thường là nấu dư nhiều đồ ăn, nhiều cơm.
Mình là người phụ nữ ở trong gia đình là mình cầm trịch cái vụ nấu nướng, và giờ giấc ăn uống làm sao để mà khoa học hơn, giúp cho mọi người trong gia đình mình có được 1 cái lịch để mà ăn uống phù hợp với những món đồ ăn phù hợp và những cái thời gian cho phù hợp. Chứ không phải ăn theo thích, hoặc là hứng thì ăn, thèm cái gì đó là bắt đầu mua về rồi cả nhà quay quần ngồi ăn.
Mà người Việt Nam mình hay lắm, kệ, lâu lâu mình có việc: “Mấy khi có sầu riêng ăn. Trời ơi sầu riêng này ngon lắm, sầu riêng này sầu riêng không có thuốc nha, sầu riêng này sầu riêng chín cây nha, của nhà bà con mình, lấy tận vườn mang về. Ăn đại đi. Không ăn hết á, thơm lắm.” Thế là mình nghe mình cũng mủi lòng, mình vô mình bốc 1 múi sầu riêng mình ăn, cho dù lúc đó mình cũng biết là sau 8 giờ tối rồi. Hoặc mình thấy sầu riêng mình cũng ăn vô là sẽ béo sẽ mập, mà cũng vẫn thích.
Nên thực hành được giống Sư Huynh Cương con thấy rất là hay, sư huynh Cương đã quyết tâm không ăn thì thôi. Sư Huynh Cương cùng với huynh đệ tỷ muội chúng con trợ niệm cho người thân, trợ niệm từ sáng, từ 8 giờ tới 1 2 giờ trưa, mà Sư Huynh liên tục ngồi niệm Phật, tất nhiên là trong quá trình niệm Phật có hồi hướng, có niệm Phật có hồi hướng cứ như vậy mà niệm thôi. Chứ uống nước cũng không uống nước. Ăn tới giờ trưa 12 giờ mấy, tụi con thì cứ thay phiên nhau ra ăn rồi quay vô lại, Sư Huynh Cương cứ ngồi đó, không ăn. Tới lúc mà mời Sư Huynh ra ăn để cho có sức để vô niệm tiếp Sư Huynh cũng không ăn. Sư Huynh ra dấu, Sư Huynh không cần ăn. Thế là Sư Huynh ngồi niệm tiếp. Trước khi về Sư Huynh chỉ có uống 1 miếng nước thôi, 1 miếng nước lọc.
Còn cái ngủ, khi mà mắt mình nó đã díu xuống lại rồi, hoặc là mình đã ngủ gục rồi đó, có hiện tượng ngủ gục trong quá trình niệm Phật, mà mình đã lạy Phật rồi mà mình vẫn thấy gục, vẫn ngáp, nói chung là giờ không biết chống kiểu gì. Lạy cũng lạy rồi, ra rửa mặt nước lạnh cũng rửa rồi, đi vòng vòng kinh hành cũng làm rồi, nói chúng đủ tất cả các chiêu rồi mà nó vẫn cứ gục thì thôi cho nó gục. Cho cơ thể mình nó được ngủ theo đúng cái yêu cầu của bạn ấy.
Nhưng mà chỉ để cho bạn ấy ngủ 15 phút thôi. Không cho ngủ hơn. Là mình để đồng hồ báo thức chỉ 15 phút thôi. Các sư muội thử xem, rất hiệu quả. Thậm chí muốn tiết kiệm thời gian, mình đang công phu thì mình cứ nằm dọc ở trong phòng thờ, mắt nhìn lên bàn thờ, miệng thì mình niệm thầm, niệm thầm theo hơi thở. 1 xíu thôi, con nghĩ chắc khoảng tối đa 1 phút là mình ngủ. Là khi mình nghe báo thức dậy là mình bật dậy, là người mình sẽ rất khỏe. Tỉnh táo, vô rửa mặt xong là ra công phu tiếp cũng được. Hoặc làm việc đầu óc cũng rất là sảng khoái.
Chỉ cần 15 phút. Tuyệt đối không nhiều hơn ạ. Nhiều hơn là nó sẽ đi vào cái cơn mê ngủ. Là khi đó dẫu có báo thức thì mình cũng dậy, mắt mình tèm nhèm tèm nhèm rồi mình tắt báo thức mình ngủ tiếp cho coi. Tại vì nó đi theo cái đà ngủ vậy rồi, không cưỡng lại được. Nhưng mà đối với 15 phút thì nó vừa vặn luôn. Nên các sư muội nào mà muốn có được cái sự nghỉ ngơi phù hợp giữa các thời công phu á, thì mình cứ dùng cái 15 phút này làm định mức để mà mình thực hành. Thì mình cho thân thể mình được nghỉ 15 phút, cho cái bạn đó bạn tu được thêm 2 tiếng nữa, thì sướng quá rồi.
Mà tuyệt đối chỉ cho bạn 15 phút lúc đó thôi nhà. Chứ không phải là 15 phút, sau đó tu 1 tiếng, sau đó lại nằm 15 phút, không cho bạn như vậy. Cho bạn 15 phút rồi là mình tỉnh táo rồi là mình làm luôn cho tới chiều, tới giờ ăn cơm tối, thí dụ vậy. Mình chỉ cho bạn đó vào lúc nào mình thấy mình buồn ngủ lắm rồi, mình cần phải ngủ, thì cho bạn ấy ngủ. Khi mình đã tỉnh rồi thì mình làm việc tiếp, công phu tiếp cho đến lúc ăn uống, rồi tập thể dục là tự nhiên con người mình tỉnh táo. Mà khi nào mình có cái sự, buổi tối mà mệt mệt thì đi bộ này nọ, cố gắng giữ cho tỉnh táo để mà đi vào cái giờ ngủ cho đúng, chứ không có ngủ kiểu như của Toan thì cái nhịp sinh học nó cứ rối loạn.”
Dạ qua bài chia sẻ của Sư Huynh con ghi nhớ và học tập những điều sau ạ:
1. “Không có ăn trái cây sau bữa ăn. Mà tối thì lại tuyệt đối là không có được đụng đến trái cây.”
Không ăn trái cây sau bữa ăn, không ăn trái cây buổi tối. Dạ con cũng không hay ăn trái cây sau bữa ăn, nhưng mà nhiều khi ăn với cô với mẹ thì cô với mẹ hay có trái cây, rồi bảo ăn tráng miệng, thì con lại ăn. Có hôm ăn chôm chôm của nhà mà đầy bụng tới tối cũng không hết đầy. Ăn cả 1 rổ chôm chôm luôn ạ. Dạ con sẽ để ý cảnh giác hơn, và nói không với ăn trái cây sau bữa ăn ạ, tại vì dạ dày con cũng không được tốt cho lắm nên con phải giữ gìn hơn ạ.
2. “Không ăn thêm bất kỳ cái gì sau 7 giờ tối.”
Không ăn sau 7 giờ tối. Bình thường con đi tập về mới ăn, ăn vặt vặt mấy thứ linh tinh, rồi có ăn trái cây nữa ạ. Dạ hôm nay con cũng ăn bánh tráng, tại con thấy thèm quá, với cả do là con chưa ăn trước lúc tập nên về đói thì cứ thèm ăn linh tinh. Từ giờ con sẽ chuyển sáng ăn trước rồi mới đi tập sau ạ. Đi tập về thì không ăn nữa ạ.
3. “Nên là mình là cái người phụ nữ ở trong gia đình là mình cầm chịch cái vụ nấu nướng, và giờ giấc ăn uống làm sao để mà khoa học hơn, giúp cho mọi người trong gia đình mình có được 1 cái lịch để mà ăn uống phù hợp với những cái món đồ ăn phù hợp và những cái thời gian cho phù hợp.”
Dạ con cũng có tật là hay sợ thiếu, nấu nhiều đồ ăn, 1 bữa nấu mấy đĩa rau lận. Và nhiều khi ăn cũng không đúng giờ, hay ăn trễ. Dạ con sẽ cố gắng sửa, nấu ít đồ ăn lại, 1 bữa ăn 1 món rau là được rồi, và con sẽ chịu khó nấu cơm sớm hơn trước 10 giờ để kịp ăn trưa lúc 11 giờ ạ.
4. “Nhưng mà chỉ để cho bạn ấy ngủ 15 phút thôi. Không cho ngủ hơn.”
Dạ con sẽ tập ngủ trưa ít ạ. Bình thường con ngủ 1 – 2 tiếng đồng hồ, ngủ dậy đều rất đau đầu và mệt mỏi, tối lại khó ngủ nữa, con biết vậy nhưng con không biết làm sao. Tại con cứ đặt thời gian ngủ tới 30 phút lận, là lúc đó báo thức kêu thì con chỉ có dậy tắt và ngủ tiếp thôi vì con bị vào cơn ngủ say mất rồi. Dạ thời gian vừa qua con thấy con không vượt qua được tật ngủ trưa nhiều, nên con tập là không ngủ trưa nữa. Nhưng cũng rất khó khăn để vượt qua buổi trưa, tới chiều cũng cảm thấy người lờ đờ không tỉnh táo. Dạ nên con sẽ tập lại, mấy bữa nay con chỉ đặt đồng hồ 20 phút, con thấy báo thức kêu thì lúc đó con cũng chưa ngủ say, cảm giác tỉnh táo và dễ dậy hơn nhiều ạ. Dạ con sẽ cố gắng rèn luyện để thành thói quen tốt ạ.
SMY.