BÁO CÁO TÂM ĐẮC TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.
Mình niệm Phật phải giống Phật, giống ở chỗ tâm bình đẳng. Mình thì thấy cái dở của mình rất rõ ràng, thì rất tốt . Nhưng đối với cái dở của người khác mình đừng có thấy, hoặc thấy thì mắt nhắm mắt mở thôi, thấy thì để coi mình có hay không, chứ mình chả có liên quan gì người đó là người như thế nào. Mình ko có chuyện nhận xét đánh giá, họ làm nghề gì cũng được, ăn trộm ăn cướp đó là cái duyên nghiệp của họ. Họ làm giáo sư, làm bác sĩ cũng là duyên nghiệp của họ. Chắc gì mình đi vô cái duyên của họ, mình khác, mình cũng là đi ăn trộm, ăn cướp, chứ mình có khác được đâu, đó là cái duyên nghiệp của họ. Cho nên đều giống nhau. Đây chính là duyên sanh Pháp và bình đẳng, vì vậy mình niệm Phật mình phải niệm ra được cái tâm bình đẳng.
Bạn Toan cũng có báo cáo trải nghiệm của bản thân, người thân trong gia đình không có hoan hỉ khi thấy mình niệm Phật. Cho nên bạn mới thay đổi, trước mặt những người thân trong gia đình mình, thì sẽ ko có công phu niệm Phật. Những điểm dở của mình, mình nhận ra được thì rất tốt. Mà mình dở nhất chính là ở điểm, là nhiều đời nhiều kiếp niệm Phật rồi mà chưa được vãng sanh. Đây là cái dở nhất của mình, mình rất là tệ luôn. A Xà Vương Tử cùng với 500 vị đại trưởng giả, đã từng cúng dường 400 ức Phật, mà vẫn chưa phát nguyện sanh về cõi đó, mà mình thì phát nguyện dũng mãnh, mà mình đâu phải phát nguyện từ kiếp này đâu. Nguyện vãng sanh này đã phát ra rất nhiều lần, mà lần này không biết phát ra từ lần thứ bao nhiêu ngàn, trăm ngàn lần rồi nhưng mà vẫn chưa chịu đi.
Đây là điểm rất dở của mình, cho nên mình đừng để ý tới cái dở của người khác, thế gian này không có ai dở, mình là dở nhất đó! Không ai tệ giống như mình. Người khác niệm Phật giống như mình chắc người ta vãng sanh lâu rồi. Nên đây là sự nhắc nhở mạnh mẽ cho chính mình, khi mình nhìn ra ngoài, mình thấy khuyết điểm của người khác thì mình hãy mau mau quay về cái dở của mình. Đó là mình vẫn còn luân hồi. Mình vẫn còn ngồi đây để mà chịu khổ, thì còn gì để nói nữa, còn gì để chê bai người nữa. Chồng mình thế này, vợ mình thế kia, cha mẹ mình thế nọ. Còn mình thì sao?……Mình vừa phóng tâm đi là mình luân hồi tiếp. Vì vậy niệm Phật đó là điều bình thường, không niệm Phật mới là không bình thường, mới là bất thường.
Mình phải nhớ chỗ đó, Ân Sư dạy: Phật, Bồ Tát đều niệm A Mi Đà Phật, mình mà dứt ra khỏi niệm này, ra khỏi câu Phật hiệu là mình bất bình thường, là mình liền nhìn lỗi người. Tham sân si phiền não khởi lên ngay lập tức, rất là nhanh chóng, không cản nổi, thì đây là điều bất bình thường. Nên mình thấy mình bất bình thường là mình phải trở về trạng thái bình thường. Mình đừng có nói người khác là si mê, là điên khùng, là dở hơi. Mình mới là điên khùng, si mê, dở hơi, mình mới là ngu si tạo nghiệp. Chứ không có ai tệ hơn mình.
Nên con nói mình mà bỏ câu Phật hiệu ra là mình nhìn lỗi người mà mình không biết là mình nhìn lỗi người, vì đó đã thành thói quen rồi. Vì vậy mà người nào muốn 1 đời này ra khỏi sanh tử khổ đau, thì buộc phải đẩy công phu niệm Phật ra trên 30000 câu Phật hiệu 1 ngày, tức là 8 giờ đồng hồ, giữ như vậy cho tới trọn đời, chắc chắn sẽ vãng sanh. Đó là tiêu chuẩn, mà ko phải là con tự chế , Ngẫu Ích đại sư đã nói, mà phải làm hằng ngày. Không bỏ sót, không cho thấp hơn 30000, còn dưới 30000 thì không chắc ăn, dưới 8 giờ đồng hồ niệm Phật thì không chắc ăn. Bây giờ 1 tiếng mình niệm khoảng 4000 câu Phật hiệu, thì 8 tiếng mới được 32000 câu. Vì vậy người niệm Phật họ có số lượng cụ thể rõ ràng, để mà họ công phu. Còn chuyện tu mót là phải tất nhiên rồi, đó là cho người quá bận rộn, họ phải tu mót. Nhưng chúng ta phải luôn hướng tới mục tiêu là ra được số lượng và thời gian niệm Phật tương ứng với số lượng 8 giờ đồng hồ, là 32000 câu, mình phải trừ hao, mấy ngàn vọng tưởng, mấy ngàn tạp niệm, mấy ngàn bấm qua quýt, miệng niệm mà tâm không có Phật, phải trừ hao. Nên nói 30000 mình phải niệm 32 ngàn 35 ngàn, phải trừ hao, đây là chuyện bình thường.
Còn người tu Pháp môn khác họ cũng phải dụng công, cũng phải 8 giờ đồng hồ nghe pháp, hoặc là thiền định hoặc là trì chú, hoặc là quán câu thoại đầu trong nhà thiền, mỗi pháp môn có 1 cách tu, nhưng mình phải 1 môn thâm nhập, trường kì huân tu. Thời gian dụng công 1 ngày phải được 12-14 tiếng, thì đây mới ra 1 chỗ bình thường, còn bây giờ mình tu mấy tiếng đồng hồ mình thấy khổ rồi. Ân Sư nói chỗ thống khổ của mình là do mình chưa quen. Nếu hôm nào mình sung sung lên mình làm được 8 tiếng 10 tiếng, mình thấy hoan hỉ lắm. Cố gắng mình phát huy thêm. Các huynh đệ tỷ muội mình trên lớp gần nhau thì khuyến tấn nhau, nhắc nhở nhau, khích lệ nhau, mỗi ngày báo cáo chia sẽ cho nhau biết. Hoặc nhờ huynh đệ tỷ muội,hoặc người trong gia đình, hoặc ai đó tu chung, chứng minh cho mình là hôm này mình có niệm Phật được bao nhiêu ngàn câu, mình ghi vô.
Niệm Phật phải dùng cái hạnh niệm Phật là chính, Tổ Sư đại đức ngày xưa là biểu diễn cho chúng ta, lấy việc chấp trì danh hiệu là chính, còn những việc khác thì các Ngài không khuyến khích người niệm Phật nên làm, chỉ là việc phụ rất là nhỏ. Và luôn sách tấn là niệm Phật, niệm Phật đi, vì các Ngài biết cái tâm phân biệt của mình là phàm phu, là cái tâm phân biệt chấp chước, tập khí xấu ác vẫn còn sâu nặng. Và khi đưa cho bạn làm người tốt, là sẽ có chuyện cho coi. Đưa việc tốt cho bạn làm, thế nào cũng có chuyện. Mà nó không giải quyết vấn đề sinh tử của bạn, trong khi câu Phật hiệu có thể giải quyết vấn đề sinh tử của mình. Đó là con đường duy nhất, cái phương pháp duy nhất giúp mình thoát khỏi sinh tử.
Nhưng mà mình vẫn còn thích làm những việc khác, thì đó chính là bất bình thường, cho dù cái việc bất bình thường của mình nó là hợp lý. Nó là chuyện tốt trong thế gian, được mọi người ghi nhận, thậm chí là tạc tượng, thậm chí là viết sách về mình, thậm chí là được ghi vô trong lịch sử của nhân loại, nhưng mà bạn luân hồi tiếp. Mà tạc tượng, ghi trong lịch sử nhân loại để làm cái gì?, Để luân hồi tiếp à? Mình muốn làm vĩ nhân à? Chứ không muốn làm thánh nhân, nên mục tiêu khác nhau, muốn thành thánh nhân thì phải niệm Phật. Còn muốn làm hiền nhân, vĩ nhân thì có thể làm chuyện khác.