Tấm Gương Thành Tựu: Cư sĩ Hứa Triết (許哲, Teresa Hsu Chih, 7/7/1897-7/12/2011), trước danh Cư sĩ, danh tự tiếng Anh là “(Teresa, tiếng Trung: 德蕾莎)” tên tiếng Phạn là “Prema, (愛人)”, chào đời tại Sán Đầu, thành phố ven biển thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sinh thời, bà đến lớp tiểu học năm lên 27 tuổi, học Y khoa chuyên ngành Điều dưỡng ở tuổi 47, thành lập một Viện Dưỡng lão độc lập ở tuổi 67, học Yoga (瑜伽) ở tuổi 69, học Phật ở tuổi 90, dụng công học tiếng Trung ở tuổi 100, và 101 tuổi quy y Phật môn.
Năm 2002, Bà lễ thỉnh Trưởng lão Hòa thượng Pháp sư Tịnh Không chứng minh, quy y Tam bảo, thụ trì Ngũ giới, Thập thiện giới. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết được người dân Singapore xem như “Quốc Bảo, 國寶“ (Báu vật quốc gia), đó là người cao tuổi nhất (đại cổ thụ) đã cải đạo Thiên Chúa y quy Phật môn giữa những người phụ nữ người Singapore gốc Trung Quốc vào thời điểm đó.
Trưởng lão Hòa thượng Pháp sư Tịnh Không gọi bà là một nữ tu cư sĩ. Người dân Singapore tự hào khi sở hữu một cây đại thụ và xem Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết như một “Quốc bảo”, các tín đồ Thiên Chúa giáo coi bà như Mẹ Tersa, Phật tử thì tin rằng bà như là hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm. . . Bà nói: “Tôi chỉ là một người phàm bình thường có thể quét dọn, vệ sinh sạch đất tâm và hoan hỷ với phận nữ nhân”.
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết, một người phụ nữ Singapore gốc Trung Quốc lớn tuổi nhất, và chưa được công chính cơ cấu chứng nhận bởi tổ chức Nghiên cứu Nhân chủng học (Gerontology Research Group, GRG). Năm 16 tuổi, bà phải gặp cảnh trái ngang bởi cụ phụ thân đã rời xa gia đình để chung sống với một người vợ lẻ, sau đó bà lang thang tìm kiếm việc làm, bà đến Penang, Malaysia cùng mẹ và làm Thư ký của hãng Thông tấn Vương quốc Anh tại Hồng Kông. Sau Thế chiến II, bà khao khát trở thành một y tá và đến Luân Đôn để học chuyên ngành Điều dưỡng ở tuổi 47. Bà đến Singapore cùng người chị gái vào năm 1961, và sau đó thành lập một viện Dưỡng lão độc lập vào năm 1965. Bà sống và trút hơi thở cuối cùng tại quốc đảo sư tử này về cõi Phật ở tuổi đại thọ bách tuế dư niên (114 tuổi).
Vào tháng 5 năm 2004, khi ở tuổi bách tuế dư niên (106) bà cho xuất bản cuốn sách “106 tuổi, tình yêu bất lão – Hứa Triết Sinh mệnh Cố sự” (106歲,有愛不老 – 許哲的生命故事)
Năm 2010, sau khi kỷ niệm khánh chúc sinh nhật lần thứ 113 thật bình yên, bà vẫn phải quan tâm giúp đỡ mọi người hơn bằng chính đôi tay mềm mại mát mẻ của mình. Bà hy vọng rằng sẽ sống lâu hơn và truyền bá các giá trị sống lạc quan và sẵn sàng đến mọi nơi trên thế giới. Tình yêu của bà rất mặn nồng, luôn chỉ dành cho tất cả tha nhân và dòng suối nguồn từ bi tâm tuôn trào bất tận, ban đầu chịu ảnh hưởng từ người mẹ hiền kính yêu. Bà nuôi dưỡng một trái tim nhân hậu chân thật, hảo tâm và xinh đẹp từ sự giáo dưỡng của người mẹ hiền kính yêu.
Trần gian Ta bà là cõi tạm, Cực Lạc quê hương người sẽ đến, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết thanh thản hồn nhiên trút hơi thở cuối cùng tại tư gia, Hậu Cảng, Singapore vào ngày 7 tháng 12 năm 2011. Hưởng Đại thọ 114 tuổi.
Trải nghiệm Cuộc sống
Tuổi thơ trong bất hạnh
Cuối triều đại nhà Thanh, ngày 11 tháng 6 niên hiệu Quang Tự thứ 28 gặp phải Chính biến Mậu Tuất (1898), Đế quốc Trung Hoa đang ở giữa những rắc rối bên trong lẫn bên ngoài. Có những thế lực ngoại bang vây quanh, cưỡng chiếm đất đai bằng pháo đại bác, họ thuê bến cảng; Với sự hỗn loạn trong “phong trào diệt Tây dương và Nghĩa hòa đoàn”. Giai đoạn này, bên ngoài thì ngoại bang xâm lấn, Trung Hoa đang lâm vào cảnh thiên tai và nhân họa, ảnh hưởng đến sự sống còn của người dân, nhưng nhân họa là tối quan trọng. Nhân họa, thứ nhất do bọn quan vô cảm với dân sưu cao thuế nặng; thứ hai do người phương Tây hà hiếp, cạnh tranh hàng hóa, cướp công ăn việc làm, rồi đến tiền bồi thường chiến tranh cho ngoại quốc gây nên thuế khóa nặng. Do mối oan kết tập bởi người Tây dương, việc các nhà truyền giáo phương Tây xâm nhập Trung Hoa, càng gây thêm sự giận dữ trực tiếp đến người dân. Người dân bản địa coi người Tây phương là mối tai họa chính, họ nghĩ quét sạch bọn Tây phương thiên hạ sẽ thái bình; giáo sĩ Thiên Chúa giáo và giáo dân là kẻ thù trực tiếp. Trong giai đoạn điên cuồng thát loạn này, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết chào đời tại một thị trấn hẻo lánh ở Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa.
Cuộc chiến tranh áp đảo tại Trung Hoa dường như không thể đến vùng sơn dã hoang tích tiểu thôn lạc. Người dân trong thôn trang nhỏ vẫn cuộc sống nông nghiệp yên tĩnh, ban ngày làm việc khi tối lại nghỉ ngơi. Sinh sống trong gia đình nhà nông cùng khổ, sự ra đời của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết trong gia cảnh bất hạnh. Mặc dù có bà thêm một đôi tay để làm việc nhà, nhưng lại phải thêm một miệng ăn.
Tuổi thơ của bà không nhìn thấy hai chữ hạnh phúc. Bà cùng gia đình phải vất vả làm việc mỗi ngày. Bà ra bờ sông giặt quần áo vào buổi sáng. Sau khi tắm rửa, bà vào rừng núi để sưu tầm thảo dược. Tiền thu nhập được sử dụng để bù đắp cho các chi phí gia đình. Mặc dù bà rất thông minh và nhạy bén trong bận rộn việc nhà mỗi ngày.
Phụ thân của bà thì ngoại tình bỏ mặc vợ con trong cảnh mẹ góa con côi, lại thường quát mắng đánh đập vợ con vì những chuyện cỏn con nên bà không thích ông ấy. Dấu ấn tuổi thơ bi thảm, thậm chí một trăm năm sau, bà còn cảm thấy không thể chịu nổi. Sau đó, vì sự thay đổi trong gia đình, bà mẹ kính yêu đã đưa bà và chị gái, em trai và em gái rời Quảng Châu tìm đến xứ lạ quê người, sinh sống tại Penang, Malaysia để làm ăn nơi đất khách xa quê.
Ở tuổi 27 mới đến lớp Tiểu học
Lúc bấy giờ, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đang ở tuổi gần tam thập dĩ lập, nhưng bà vẫn mù chữ. Hơn một trăm năm về trước, khái niệm truyền thống của xã hội Trung Hoa trọng nam khinh nữ, ưu tiên cho nam nhi mày râu hơn phụ nữ tay yếu chân mềm, việc đèn sách chữ nghĩa đối với phụ nữ ít được quan tâm và căn bản không được địa vị xã hội. Thuở ấu thơ, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết không có cơ hội được cắp sách đến học đường, chỉ có thể làm công việc bếp nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, bà luôn tự động viên mình và luôn tìm kiếm cơ hội được cắp sách đến trường.
May phúc thay, vào thời điểm bấy giờ có một trường tiểu học được điều hành bởi Nhà thờ Nữ tu Thiên Chúa giáo gần Penang, Malaysia. Mỗi lần bà đi qua trường và nghe tiếng học sinh đọc giọng giòn giã, nhìn thấy học sinh nghiêm trang ngồi viết bài, bà dừng lại, chăm chăm nhìn vào khuôn mặt trẻ thơ hồn nhiên trong lớp và chăm chú lắng nghe Giáo viên giảng bài. Bà rất hận với lòng mình rằng: “Tôi phải đi học để biết đọc và biết viết như người ta, tôi không thể chỉ biết quét bụi đất cho người khác mãi trong cuộc đời mình”.
Vào một buổi thanh thiên bạch nhật, bà can đảm vào trường và thưa với các nữ tu (ma sơ) rằng: “Tôi muốn vào trường học, nhưng lại không có tiền, tôi có thể giúp việc dọn dẹp trường lớp, giặt giũ quần áo và yêu cầu quý nữ tu hoan hỷ giúp cho tôi được đến lớp học”. Các vị nữ tu rất tốt bụng. Bằng cách hứa khả với yêu cầu của thiếu nữ Hứa Triết và cho cô sống trong một ngôi nhà phía sau nhà thờ, tiền thuê bốn nhân dân tệ mỗi tháng được bù đắp bằng cách dọn dẹp, lau nhà, giặt giũ quần áo và làm việc nhà. Thiếu nữ Hứa Triết bắt đầu giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, khi cô ở tuổi 27.
Hơn 20 năm ước mơ được đến học đường để biết đọc biết viết như người ta, cuối cùng mơ ước đã thành hiện thực, bà đã tiếp thu một lượng lớn kiến thức như một hòn bọt trong biển rộng mênh mông. Bà miệt mài nghiêm túc đèn sách mỗi ngày. Mặc dù bà phải làm nhiều việc sau giờ học nhưng trong tâm bà có một sự phong phú với niềm vui sướng tột độ chưa từng thấy. Với niềm vui sướng tột độ. Trong một xã hội bảo thủ truyền thống, những thiếu nữ chưa kết hôn ở tuổi đôi mươi sẽ được gọi là “lão cô bà”. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, các thiếu nữ đã trưởng thành và không có người đấng mày râu nào ghé mắt để cưới về làm vợ, chỉ có hai lý do, họ không nóng tính và không ai muốn điều đó, hoặc họ bị bệnh.
Tuổi tam thập dĩ lập (30), Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết vẫn độc xứ một mình với người mẹ hiền kính yêu, bà không thể giúp thu hút sự chú ý của một số kẻ gây rối. Mỗi ngày khi thấy mọi người đến liền thông tin rằng: “Mẹ ơi, lần sao những người này đến, con sẽ đóng cửa không tiếp họ”. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết cảm thấy rất khó xử khi thấy mẹ hiền kính yêu của mình phải gặp rắc rối khi phải đối mặt với những người này, bà mẹ hiền thương cảm động viên an ủi con gái yêu quý rằng: “Những người này đều là người thân thiết với chúng ta, con không thể căng thẳng như thế này được”. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết cung kính thưa với mẹ hiền rằng: “Nếu vậy thì con phải chạy trốn”.
Người mẹ nghĩ rằng bà đã có tiếng nói cuối cùng. Thật bất ngờ, để trốn tránh những điều đáng lo ngại đó, bà đã âm thầm lặng lẽ lẽ rời Penang, Malaysia và đã đến Hồng Kông.
Khi vừa mới đến Hồng Kông, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết vẫn thanh khiết trong công việc phổ thông dọn dẹp vệ sinh. Một ngày nọ, bà đọc một “thông tin tuyển dụng” trên một tờ báo Hồng Kông, và họ đã yêu cầu một Thư ký có khả năng viết tốc ký. Ngay khi Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết hay được tin này, bà lập tức đi nộp đơn xin việc. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết nhớ lại: “Ứng dụng này rất đặc biệt. Bà chủ là người Đức và không cho tôi đi thi, vì vậy tôi được yêu cầu đến làm việc liền trong ngày hôm sau. Hóa ra bà đang đọc phông chữ, và bằng cách đọc thư ứng tuyển, bà đã biết người này có khả năng làm việc được hay không”. Thành thạo trong viết và đọc tiếng Trung và tiếng Anh, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã thành công trong việc nâng cấp nghiệp vụ mới.
Tỵ nạn đến Trùng Khánh
Năm 1937, khi Đệ nhị Thế chiến bùng nổ và thế giới đã lâm vào một trận chiến dã tâm cướp đoạt và phòng thủ. Năm 1939, khi Đế quốc Nhật tấn công vào Hồng Kông, người chủ Cơ quan của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã chuyển Văn phòng từ Hồng Kông sang Trùng Khánh (nay là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), và kết quả là Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết cũng đã theo Văn phòng Cơ quan sang Trùng Khánh. Sau khi tỵ nạn tại Trùng Khánh, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết vẫn nghiêm túc làm việc một cách cần mẫn.
Vào thời điểm đó, Thủ lĩnh Quốc Dân đảng Tưởng Giới Thạch đã tuyên bố dời đô về Trùng Khánh vào ngày 20 tháng 11 năm 1937, xem đây là bồi đô. Ngày 1 tháng 1 năm 1938, Tưởng Giới Thạch từ chức Viện trưởng Hành chính viện, chú tâm vào chỉ huy kháng chiến chống Đế quốc Nhật; ngài triệu tập hội nghị quân sự. Đến ngày 29 tháng 3, Đại hội Đại biểu Toàn quốc Lâm thời được khai mạc tại Vũ Xương; đại hội sửa đổi quy tắc chung, xác định chế độ Tổng tài, bầu cử Tưởng Giới Thạch làm Tổng tài Trung Quốc Quốc Dân Đảng.
Bởi mối quan hệ của chủ Cơ quan, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết cũng đã gửi thông cáo báo chí bằng Anh ngữ lên ngài Tổng tài Trung Quốc Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch và phu nhân Tống Mỹ Linh cho các tờ báo của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ ở Trùng Khánh vào thời điểm đó. Trong những tháng ngày này, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết mới được một cuộc sống sung túc, hưởng vinh hoa phú quý. Lúc bấy giờ, tiền lương hàng tháng của một người trung bình là 20 Nhân dân tệ, nhưng Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã nhận mức lương đặc biệt hơn người, đến mức hơn 150 Nhân dân tệ.
Một ngày nọ, bà và người bạn thân đến một nhà hàng cao cấp để ăn tối. Đó là một nhà hàng hoành tráng, thật sang trọng được trang trí lộng lẫy. Ánh sáng mờ lung linh hòa lẫn tiếng âm nhạc cổ diển du dương. Đồ dùng pha lê trong suốt chứa đầy rượu vang êm dịu, khiến cho tâm trạng ẩm thực trở nên đặc biệt, thật khoái cảm và lãng mạn. Sau khi ăn xong và đi ra khỏi nhà hàng, đột nhiên một người có xu hướng chặn đường bà và than rằng: “Xin cô vui lòng cho tôi ít tiền mua bánh mì. Tôi đã chịu đói trong nhiều ngày rồi”. Người đàn ông vươn đôi tay đen xì và gầy guộc của mình van xin Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết. Lúc này, bà lắc đầu với giọng buồn: “Trên thế giới này vẫn còn những người nghèo như vậy, họ đã chịu đói nhiều ngày và không có ăn gì. Tôi diễm phúc được bữa ăn đáng giá gấp bao nhiêu bữa ăn dành cho người nghèo khó”. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết tự nhũ: “Từ nay trở đi, tôi sẽ không chi thêm một xu nào cho thức ăn và đồ uống theo sở thích của mình, nếu tôi tiêu thêm một xu cho bản thân, tôi sẽ dẫm đạp lên sự khốn cùng của những người nghèo khó”.
Trích phần lương để san sẻ với tha nhân
Ngọn lửa chiến tranh khốc liệt đã tràn sang Trùng Khánh, và thành phố núi yên tĩnh ban đầu đã chứng kiến người dân di cư và người lính bị thương. Vào thời điểm đó, một đội cứu thương người Anh đã đến Trùng Khánh. Đây là một tổ chức Phản chiến Hòa bình. Các thành viên chủ yếu là những chàng thanh thiếu niêu từ 17 đến 18 tuổi, và đang thực hiện nghĩa vụ quân sự. Những chàng thanh niên này sống ở vùng núi, chúng nó rất bở ngỡ với ít ngôn ngữ và cuộc sống xa lạ, chúng nó chưa thích nghi với cuộc sống mới. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết thì lại thông thạo Anh ngữ, họ có thể hy vọng bà giúp đội cứu hộ. Bà biết rằng đây là một tổ chức cứu trợ Phản chiến, vì vậy bà đã không ngần ngại trích phần lương cao và ban đầu cùng họ tham gia. Trong đội cứu hộ, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đóng vai là một “người mẹ thân yêu”, làm phiên dịch cho những đứa trẻ đã rời bỏ gia đình cũng như giúp dọn dẹp, nấu nướng và giặt giũ, chăm sóc cuộc sống cho họ. Sau khi kết thúc Chiến tranh chống Nhật Bản, đội cứu hộ sống tại Trùng Khánh trong bốn năm họ đã trở về cố hương Vương quốc Anh.
Năm 1945, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết hy vọng vào học trường Điều dưỡng, bởi trái tim nhân hậu của bà luôn quan tâm sâu sắc đến những người nghèo khó, và bệnh tật. Lúc bấy giờ, giới hạn tuổi đối với sinh viên trường Điều dưỡng độ tuổi từ 17 đến 25, nhưng bà thì tuổi 47. Làm thế nào trường có thể chấp nhận bà là một “lão sinh viên”. Bà không nản chí. Bà viết thư trình lên Hiệu trưởng trường Điều dưỡng, cho thấy ý định học ngành Điều dưỡng. Bức thư đề cập: “Tôi không vì bản thân mình, mà là để giúp đỡ những người nghèo khó”. Một ngoại lệ cho phép bà đăng ký các khóa học Điều dưỡng.
Sau tám năm đeo đuổi học ngành Y, chuyên khoa Điều dưỡng, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã học cả bằng tấm lòng. Bà học từ trẻ con đến ông già, từ khi sinh ra cho đến khi chết, từ thể chất đến tinh thần, đến nhiều cấp độ chăm sóc và bảo trì. Kỹ năng, hoàn toàn dành riêng cho bệnh nhân, người già và người nghèo khó khi có nhu cầu.
Đến Paraguay, Nam Mỹ
Năm 1953, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã tốt nghiệp chương trình ngành Y khoa Điều dưỡng. Một ngày đẹp trời, bà nhận được một lá thư từ Paraguay, Nam Mỹ, một “tình huynh đệ” gồm các thành viên 21 quốc gia (cộng thêm bà nữa là 22 quốc tịch). Tổ chức này bắt đầu từ năm 1933. Người Do Thái đến Nam Mỹ để thoát khỏi sự đàn áp của Hitler. Một đặc tính của phong trào phát-xít là thích những giải mạnh triệt để. Hitler muốn giải quyết tận gốc rễ ‘vấn đề Do Thái’ ở châu Âu. Những lò thiêu người khổng lồ được xây dựng để giết hàng triệu người Do Thái và Di Gan bị phát-xít Đức coi là hạ đẳng. Người Do Thái tỵ nạn, họ trở nên tự lập và tự túc tại vùng đất hoang vắng này. Khi họ định cư và có đủ nguồn lực, họ quyết định tổ chức một nơi trú ẩn. Nơi chủ yếu dung chứa những người da trắng rơi vào các thị trấn khác, và sau đó bà nhìn thấy người bệnh và người nghèo tại địa phương. Một thành viên của tổ chức này, người đã gặp Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết tại Trung Quốc, biết rằng bà đã cống hiến vô điều kiện cho một bệnh nhân nghèo, và viết thư mời bà đến Paraguay, Nam Mỹ.
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã biết “Hiệp hội huynh đệ” là một tổ chức từ thiện, chuyên quan tâm giúp đỡ những người nghèo khó, và bà đã giữ vững ý tưởng về “Thế giới một nhà, 世界一家”, trùng hợp với ý tưởng riêng bà, và bà kiên quyết đến với Paraguay, Nam Mỹ. “Hiệp hội huynh đệ” rất đơn giản. Trong đó chỉ có ba bác sĩ, nhưng họ phải chăm sóc nhiều bệnh nhân. Sự xuất hiện của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết trở thành y tá duy nhất tại nơi trú ẩn, vì vậy công việc của bà đặc biệt nặng nề. Làm việc trong một nơi trú ẩn, bà được trả lương mà không có lương. Mặc dù bà bận rộn và mệt mõi, nhưng bà cảm thấy vui khi được quan tâm chăm sóc tha nhân và trong tâm cảm thấy rất hạnh phúc. Bà rất thanh thản hồn nhiên khi cống hiến những gì bà đã học được cho người nghèo và giúp cho họ bớt đi những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống.
Năm 1961, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết, người đã xa người mẹ hiền kính yêu hơn 30 năm, đột nhiên nhận được lá thư từ mẹ. Trong thư người mẹ già 84 tuổi nói rằng: “Nơi đâu cũng có người nghèo khó, chỉ có một người mẹ già tuổi ngoài bát tuần, con hãy về với mẹ!”, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đang ở Praguay, Nam Mỹ mà về thành phố Penang, Malaysia trên lộ trình cây số xa vạn dặm.
Kể từ khi rời Penang, Malaysia đến Hồng Kông, bà chuyển đến các nơi Trùng Khánh, Trung Hoa, Vương quốc Anh và Paraguay, Nam Mỹ. Sau hơn 30 năm, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết trở về trong vòng tay ấm êm của người mẹ hiền kính yêu. Cảm giác của người mẹ già khi nghĩ về phụ nữ trong nhiều thập kỷ, cuối cùng cũng đã được niềm an ủi. Sau khi trở ở Penang, Malaysia được hai năm, vì em gái bị bệnh tim, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã đưa mẹ hiền đến đảo quốc Sư tử Singapore để cùng chung sống với người em gái.
Tập trung quan tâm chăm sóc cho người nghèo
Khi đến đảo quốc Singapore, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã biết được từ cửa miệng của chị gái mình rằng, nếu được có một bệnh viện dành cho người nghèo thì hay quá. Từ khi thành lập năm 1910 đến năm đó, không có y tá. Lúc bấy giờ, có 380 bệnh nhân trong bệnh viện. Vì không có đủ nhân viên y tế để được chăm sóc đúng cách, bà đã đề nghị đến bệnh viện để được tự chăm sóc bệnh nhân. Trong cuộc đời của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết, ngoại trừ được trả tiền làm Thư ký trong Văn phòng, phần còn lại của công việc không có đồng lương dính túi. “Lý do tôi đến với bệnh viện đó là vì họ không có tiền để thuê y tá. Đây chính xác là nguyên nhân để tôi muốn đến bệnh viện”. Điều này cho thấy suy nghĩ của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết khác hẳn với người thường.
Ý tưởng của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết là nếu bệnh viện có tiền, các bạn sẽ dễ dàng chi tiền để nhờ y tá chăm sóc bệnh nhân, nhưng bệnh viện nghèo này không có tiền, không ai muốn đi làm, nên bà phát tâm đi làm. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết nói: “Không phải là tôi đặc biệt thích chăm sóc người nghèo, mà họ rất cần, người nghèo cũng cần sự quan tâm chăm sóc, và ai đó cần phải thương yêu họ”. Sau khi phục vụ trong bệnh viện hai năm, bảy tháng, mười chín ngày, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết quyết định điều hành một “Lão nhân viện”. Một trong những lý do quan trọng là bà không thể chịu đựng được bởi những cơn đói khổ của các lão nhân.
Những lão nhân trong bệnh viện đó, một ngày chỉ ăn hai bữa. Một cốc cầ phê lúc 7 giờ sáng, ăn trưa lúc 12giờ, hai bánh quy vào một buổi chiều 4 giờ và một cốc cà phê khác vào lúc 20 giờ tối. Từ 4 giờ chiều đến 12 giờ hôm sau, trong 20 giờ, đối với người già bệnh và khả năng vận động hạn chế, không có gì khác để làm trên giường trong một đêm dài.
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết không thể chịu đựng được khi nhìn thấy cảnh đáng thương tâm như vậy. Bà đã yêu cầu bệnh viện tăng cường một bữa ăn cho người già, nhưng câu trả lời là: “Các cụ ở đây, họ tốt hơn nhiều so với họ ở tại tư gia của họ”. Sau nhiều lần liên lạc, họ không thể đến bệnh viện. Nhận được sự trả lời khiến Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết rất thất vọng. Lúc bấy giờ, bà đã nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chị gái mình. Bà đã mua bánh mì phân phát cho 380 bệnh nhân mỗi ngày, tự mình trao bánh và cứ chạy đi lại lên trên tầng trên xuống cầu thang. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết chia sẻ rằng, chị tôi vô cùng xúc động và quyết định hỗ trợ cho tôi điều hành một Viện Dưỡng lão. Chị tôi cảm thông rằng: “Em gái tôi là Trưởng khoa của một Trường học tại Singapore. Cô ấy có một ít tiền tiết kiệm. Khi tôi nói với cô ấy về ý tưởng điều hành một Viện Dưỡng lão, cô ấy đã rút ngay tiền tiết kiệm của mình và mua một nảnh đất để chuẩn bị xây dựng một Viện Dưỡng lão”.
Năm 1968, “Bệnh viện Dưỡng lão” của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết được thành lập với sức chuyển tải 250 bệnh nhân nghèo cao tuổi và hoàn toàn miễn phí. Trong những ngày đầu, tất cả các chi phí của Viện Dưỡng lão đều do người chị gái của bà tài trợ. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết nói rằng: “Cuộc sống của chị tôi rất giản dị và đạm bạc, chị ấy rất ủng hộ việc phúc lợi xã hội của tôi. Miễn là tôi cần tiền, chị ấy sẽ cho tôi tiền mà không hề than vãn gì”. Lúc chúng tôi còn nhỏ, vào thời điểm đó, mặc dù gia đình nghèo, miễn là người nghèo khó đến nhà để xin thức ăn, người mẹ hiền kính yêu của tôi sẽ luôn tìm cách chia sẻ với họ. Xin lỗi, từ bi tâm và hành động thiện chí của mẹ tôi đã ảnh hưởng sâu sắc đến chị gái tôi, mẹ và chị gái tôi với một trái tim nhân hậu, tình yêu thương và quên mình vì người, để quan tâm giúp đỡ những người thực sự cần sự giúp đỡ.
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết thành lập Viện Dưỡng lão
Sau khi chị gái của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết mãn báo thân về cõi Phật, bà ấy đã cho tất cả tài sản thừa kế của mình, và Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết dùng tiền đó để giúp người nghèo mua nhà. “Một ngày nọ, tôi mơ thấy chị gái mình đang ở trên bầu trời xanh mây trắng, mặc một chiếc váy màu trắng, tỏa sáng khắp nơi, chị mỉm cười với tôi”. Tôi nói với chị rằng: “Chị ơi, em cũng sẽ đi lên với chị”. Chị tôi nói: “Không, không được, em vẫn còn nhiều việc phải làm”. Tôi biết rằng chị tôi rất an lạc hạnh phúc, tôi đã tiêu hết tiền của mình. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết nói với một nụ cười tươi như hoa sen chớm nở.
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết quan tâm chăm sóc người già, tự khắc kỷ, với một cuộc sống “an bần lạc đạo”. Chế độ ăn kiêng của bà vô cùng đơn giản, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, thường là một phần trái cây và rau củ hoặc một cốc sữa tươi. Bà nói: “Tôi đã ăn chay từ khi còn bé, vì tôi bị dị ứng với cá và thịt”. Bà cũng không tiêu tiền vào y phục. Bà luôn mặc quần áo mà người khác chê. . .Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết quan niệm rằng: “Mặc y phục là để giữ ấm che thân, không quan trọng việc nó có tốt đẹp hay không”. Những giá trị nhân văn, việc tuyệt hảo của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết là quan tâm chăm sóc người nghèo, bệnh tật và dần được công chúng công nhận.
“Công việc của tôi, có nhiều, rất nhiều người hảo tâm đang giúp đỡ”. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết nói: “Thông thường, một số người hảo tâm mang theo nhiều gạo và rau củ, đôi khi để ăn quá nhiều. Tôi hỏi họ, những gạo và rau củ này có thể được phân phối cho các gia đình nghèo khác không?”. Khi tìm kiếm sự đồng ý của nhà tài trợ, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã tặng gạo cho các gia đình nghèo khác. Kỷ lục cao nhất là chăm sóc 26 hộ gia đình cùng một lúc. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết không chỉ xây dựng các Viện Dưỡng lão tại Singapore, bà còn đến các quốc gia Malaysia, Thái Lan và Myanmar để hỗ trợ các tổ chức phúc lợi từ thiện địa phương trong việc thành lập các Viện Dưỡng lão. Thời gian và tinh thần của bà đã hoàn toàn dành cho những người đau khổ trên thế giới, vô ngã, vị tha và quên luôn cả năm tháng ngày dài.
Bà tiết lộ rằng, hành trình đi đến tuổi thọ của bà, là thức dậy và hôm nay làm việc, làm việc liên tục và trở thành tình nguyện viên trên thế giới. Đồng thời, bà chẳng ác khẩu, chẳng sinh tâm phiền não, không ăn huyết nhục, chẳng nghiện trà, cà phê, thuốc lá và rượu bia. Do đó thân tâm luôn duy trì sự bình tĩnh và niềm an lạc hạnh phúc trong cuộc sống.
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã học yoga ở tuổi 69, sự trải nghiệm của yoga tuyệt vời bởi “Tâm tưởng sự thành”. Một ngày nọ, bà thích đọc sách, đọc những lợi ích của việc học yoga, nhưng yoga là gì? Bà không biết. “Ồ! Thực sự tôi hy vọng ai đó sẽ giải thích yoga cho tôi và dạy tôi học yoga”. Bà đã thầm ước nguyện như thế. Những điều tuyệt vời đã đến. Khi bà phát nguyện học yoga, vài ngày sau, một người đã đến thăm Viện Dưỡng lão của bà. Người đàn ông mặc áo choàng màu cam, và trên đầu đội mũ màu cam. Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết hỏi: “Ngài có phải là một vị tăng sĩ Phật giáo?”. “Vâng”. Bà hỏi tiếp: “Ngài có dạy yoga không?”. “Vâng, công việc của tôi là dạy yoga. Thượng đế đã phái vị yoga lão sư đến đáp ứng nhu cầu của bà”. Theo cách này, bà bắt đầu học yoga và tĩnh tọa thiền với vị giáo thọ của mình.
Quan niệm về Nhân sinh
Do ý tưởng nào khiến bà tham gia vào các “Tình nguyện viên nhân gian” mà không cần hưởng mức lương suốt cuộc đời?
Cách tự nguyện nào khiến vị đại lão 111 tuổi vẫn quan tâm, phục vụ và chăm sóc người nghèo và người già?
Những phúc báu nào đã để bà trải qua ba thế kỷ, nhưng bà vẫn có thể duy trì một từ bi tâm và thể chất dẻo dai, tinh thần an lạc tự tại?
Trong nhãn quang của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết, con người khắp vũ trụ tứ phương là một đại gia đình, toàn nhân loại đều là huynh đệ. Bởi vậy, tình yêu thương anh chị em với nhau là điều rất tự nhiên. Điều này, bà thường nói rằng: “Trách nhiệm của tôi là mang tình yêu thương đến với mọi người”.
Trong cuộc đời của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã thành lập chín Viện Dưỡng lão, nhưng việc quan tâm chăm sóc bệnh nhân nghèo không bị giới hạn ở Viện Dưỡng lão. Mọi người ở các góc độ khác nhau trong xã hội đều có người nghèo, bệnh tật và yếu đuối, họ là đối tượng quan tâm chăm sóc của bà. Bà đến với từng gia đình từng người một, gửi tiền và thức ăn mỗi tháng để mang lại sự ấm áp và tình yêu thương đến với họ. Bà quan tâm chăm sóc mọi người và không cần đòi hỏi bởi điều kiện nào khác. Khi mọi người cảm ơn bà, bà nói với nụ cười đầy hoan hỷ rằng: “Đừng cảm ơn tôi, tôi chỉ là một người ăn xin, và các bạn đông tây tất cả đều là một nhà”.
Ngoài việc quan tâm chăm sóc người già, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết còn quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nhiều trẻ mồ côi, trẻ em bị lạm dụng, đồng thời tạo nơi ăn chốn ở và cho các trẻ em được học hành. Những đứa trẻ này lớn lên, một số rất biết ơn, luôn coi bà như một người mẹ hiền, rất cung kính và tôn trọng, nhưng lại cũng có một số những kẻ ngông cuồng ngạo mạn, vô ơn bạc nghĩa, sau khi thành đạt, được nổi danh và có địa vị cao trong xã hội, họ coi thường bà, ngay cả khi họ gặp bà trên đường. Về vấn đề này, bà vẫn mỉm cười đầy hỷ xả: “Tôi có trách nhiệm quan tâm chăm sóc và khai tâm mở trí cho họ. Tôi rất vui khi thấy sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống của họ được hạnh phúc. Họ không nhớ đến tôi, điều đó không quan trọng”.
Trong các giá trị của Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết, vật ngoài thân rất thực dụng, đẹp hay xấu không quam trọng. Việc ăn, mặc, ở của bà rất đạm bạc, đúng nghĩa “常念知足,安貧守道,惟慧是業” (thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp), vật dụng trong nhà được sử dụng từ 50 đến 60 năm; đôi giày mang cho đến khi rách và chúng được khâu vá lại rồi tiếp tục dùng; vẫn phù hợp với cá nhân. Hành động phúc lợi từ thiện của bà đã lan rộng khắp cả đất nước Singapore. Lúc bấy giờ, Tổng thống đời thứ tư Cộng hòa Singapore Hoàng Kim Huy mời bà dùng trà buổi chiều. Khi đến cuộc hẹn, bà vẫn “trang phục rất cũ kỷ”. Các tình nguyện viên nhắc bà: “Chị à, Tổng thống muốn gặp chị. Đây là một dịp rất quan trọng. Nhiều phương tiện truyền thông sẽ đến chụp ảnh đưa tin. Chị nên lịch sự trong trang phục mới và tươm tất một chút”.
Bà trả lời: “Việc lịch sự là trong tâm của chúng tôi, chẳng phải ở ngoại hình, không phải trang phục. Tôi đến gặp lão nhân hay Tổng thống cũng ăn mặc như thế này. Điều này cho thấy lão nhân hay Tổng thống đều là con người bình đẳng như nhau, không ai là đặc biệt. Điều ông muốn thấy sự chân thật của tôi, không phải trang phục hay những sáo ngữ văn hoa bề ngoài”.
Bởi vì bà “vô ngã”, cho nên trước nhãn quang của bà không thấy có vinh quang, huy chương, danh hiệu, hình ảnh và báo cáo phỏng vấn liên quan đến bà. Bà nói: “Thời gian của tôi đã đầy kín cho việc quan tâm chăm sóc tha nhân. Đâu thể phí thời gian để quan tâm đến chuyện hư ảo đó?”. Thứ duy nhất thanh tịnh lưu lại chỉ là kinh điển, Phật pháp, Thánh hiền. Về những hình ảnh, chỉ có một bản sao của người mẹ hiền kính yêu và người chị gái nhân hậu, luôn vị tha.
Nhận Vinh dự
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã được trao tặng và biểu dương bởi các tổ chức trên thế giới, được mời phát biểu tại một số hội thảo và hợp tác chia sẻ nhiều cuộc phỏng vấn.
Năm 1988, bà được Guinness trao “Kỷ lục Nỗ lực và Kiên trì”.
Năm 1994, bà đã giành được giải thưởng của Hiệp hội Bảo hiểm Nhân thọ cho Công tác Từ thiện của bà.
Vào tháng 3 năm 2000, bà được Tạp chí Singapore Times “Her World” trao tặng “Giải thưởng Đặc biệt dành cho Phụ nữ Kiệt xuất” lần thứ 9, như một lời khẳng định vì tinh thần quý giá bởi âm đức của bà luôn quên mình vì người.
Vào tháng 4 năm 2003, Đại học Nam Queensland (USQ), Autralia đã trao tặng cho bà một bằng Tiến sĩ Danh dự để ghi nhận những đại cống hiến của bà cho xã hội.
Sau một cuộc bỏ phiếu bầu công khai, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết đã trở thành người chiến thắng “Giải thưởng Nhân sĩ cao niên Tích cực nhất Singapore năm 2003”.
Đối diện với những vinh dự này, Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết bình thản nói rằng: “Những gì tôi làm chỉ là chuyện nhỏ, như thể ai đó đang khát nước, tôi sự tự nhiên rót một ly nước mời họ uống. Đây là một bản năng, và không bao giờ tôi coi nó là một sự thành tựu gì!”.
Đạo Trường thọ
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết: Tình yêu bất lão
Thế nhân nhìn Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết và nói rằng, pháp tướng của bà trẻ hóa ít nhất 30 tuổi so với tuổi thật, sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần của bà thật tuyệt vời hơn nhiều người trẻ. Ở tuổi đại thọ 110 tuổi vẫn tràn đầy năng lượng và chưa bao giờ bị lão hóa, thật là điều tuyệt hảo. Tại sao được kiện khang hoàn hảo như thế? Tại sao được sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần phi thường, và trẻ hóa như thế? Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết chia sẻ rằng: “Bảo trì kiện khang, tinh thần vững mạnh lướt bệnh tật, và không gây phiền hà đến ai; về tuổi thọ, việc ấy tôi có muốn cũng không được, tất cả đều là nghiệp nhân quá khứ đã tích lũy; lúc còn trẻ trong tâm tưởng của tôi luôn muốn bất lão”.
Con người phúc đức trí tuệ sung mãn, thân tâm thanh tịnh, bà luôn nụ cười hỷ xả, không ưu phiền, hỷ lạc tự tại. Bà nói: “Tôi luôn tịnh hóa tam nghiệp, ý nghĩ, lời nói và hành động, tam nghiệp hằng thanh tịnh là tuyệt hảo”.
Với chế độ ẩm thực bà phát huy “chủ nghĩa Tố thực” (ăn uống thuần chay tịnh), mỗi ngày thường dùng rau củ quả tố hảo. Nếu cần những lục diệp tố hảo thì ăn tươi sống, bởi nấu chín nguyên tố dinh dưỡng bị phân tán.
Ngoài việc lục diệp tố hảo ăn tươi sống không nấu chín, bà tránh lạm dụng các chất kích thích như trà, rượu, cà phê, đường và các loại thực vật ủ lên men.
Bởi vì rượu, trà và cà phê kích thích hệ thần kinh, đường và thực vật ủ lên men là những thực phẩm làm ảnh hưởng đến việc tu tập thiền định. Ngoài chế độ ẩm thữ thanh tĩnh, thực tập thiền đều đặn mỗi ngày, tập luyện yoga và đi bách bộ cũng là những phương bí mật để bà đắc trường thọ. Mỗi sáng thức dậy lúc 4 giờ, sau khi vệ sinh xong thì tọa thiền với thời gian một hoặc hai giờ sau khi thức dậy, và để cơ thể tuyệt đối đi vào sự tĩnh lặng; sau đó tu luyện yoga để bảo trì thể chất và tinh thần được nhu nhuyễn. Sau khi tu luyện yoga là đi bách bộ để hòa nhịp điệu vào tứ đại vũ trụ thiên nhiên. Trong lúc từng bước chân thảnh thơi, bà sẽ nghĩ về những gì cần phải làm hôm nay và bắt đầu cuộc hành trình trong ngày, tất cả vì sự lợi ích chung cho cộng đồng.
Khi rãnh, bà đọc sách kinh điển, Phật học, thánh hiền, bà luôn tiếp thu kiến thức thông qua sách vỡ.
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết chia sẻ rằng: “Đọc sách mỗi ngày là sở thích của tôi. Có những cuốn sách hay, tôi miệt mài đọc và không ngủ. Tôi thích đọc loại sách về triết học, có thể mở rộng tầm nhìn của tôi”.
Do thành tựu hạnh nguyện mà có được rất nhiều giải thưởng trong cuộc đời của Trưởng lão cư sĩ Hữa Triết, và hành động bởi từ bi tâm của bà vẫn mãi với năm tháng ngày dài. Tinh thần từ bi, cống hiến phúc lợi từ thiện của bà, và đã được nhiều tổ chức trên thế giới ca ngợi và khen thưởng. Đối diện với vinh dự, bà thanh thản hồn nhiên chia sẻ rằng: “Những gì tôi làm chỉ là chuyện nhỏ, như thể ai đó đang khát nước, tôi sự tự nhiên rót một ly nước mời họ uống. Đây là một bản năng, và không bao giờ tôi coi nó là một sự thành tựu gì!”.
Một thế kỷ vững chí bền lòng cùng tuế nguyệt, bà đã tận tâm phụng hiến, tình thương yêu đến với mọi người vô điều kiện, đặc biệt là quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh, những người nghèo khổ, bệnh tật, già yếu và nhiều cay đắng. Theo tâm lý bà là đối tượng quan tâm nhất. Bà chia sẻ rằng: “Trên thế giới này tôi không đơn độc. Tôi có rất nhiều bạn hữu đồng hành. Tôi luôn có trách nhiệm giúp đỡ họ. Tôi yêu thương họ mà không cần bất kỳ điều kiện gì, bởi vì hơn bảy tỷ nhân loại trên thế giới đều là huynh đệ cùng chung sống trong đại gia đình trên hành tinh này”.
許哲小語
Hứa Triết tiểu ngữ
許哲居士人生精華語錄
心靈平和給人安樂是健康快樂的秘方。
不開心的人總是傷害別人。
不做的事:不惡口,不生煩惱心,不猛火煮食,不食肉,不沾咖啡,茶,酒。
必做的事:靜坐,布施,閱讀,運動,吃大量生果蔬菜。
吃只是維持好身體來做事。
健康快樂的秘訣:只是“給”。
我不知道什麼叫悲傷。
最開心的是31年之後,我重回檳城見到微笑的媽媽。
我們曾經孤苦無依過,我希望沒有人會再受那種苦。
我一直在照顧大自然的“兒女”,相信大自然也在照顧我,給我健康。
我保持健康不是因為求長壽,我只是不想因病而連累他人。
在宇宙中我們是幼稚兒,宇宙之母會給我們最好的安排,我接受一切。
千禧年對我沒有什麼特別,不管是坐在那里和誰談話,我享受每一天每一刻。
生命意義在於真誠,不貪。如果要我現在閉目而去,我也知道我沒有留下什麼,我對生命無悔無憾。
Hứa triết tiểu ngữ
Hứa triết cư sĩ nhân sinh tinh hoa ngữ lục
Tâm linh bình hoà cấp nhân an nhạc thị kiện khang khoái nhạc đích bí phương.
Bất khai tâm đích nhân tổng thị thương hại biệt nhân.
Bất tố đích sự :bất ác khẩu, bất sinh phiền não tâm, bất mãnh hoả chử thực, bất thực nhục, bất triêm già phê, trà, tửu.
Tất tố đích sự :tĩnh toạ, bố thi, duyệt độc, vận động, ngật đại lượng sinh quả sơ thái.
Ngật chỉ thị duy trì hảo thân thể lai tố sự.
Kiện khang khoái nhạc đích bí quyết :chỉ thị “cấp ”.
ngã bất tri đạo thập yêu khiếu bi thương.
Tối khai tâm đích thị 31niên chi hậu, ngã trùng hồi tân thành kiến đáo vy tiếu đích ma ma.
Ngã môn tằng kinh cô khổ vô y quá, ngã hy vọng một hữu nhân hội tái thâu na chủng khổ.
Ngã nhất trực tại chiếu cố đại tự nhiên đích “nhi nữ ”, tương tín đại tự nhiên dã tại chiếu cố ngã, cấp ngã kiện khang.
Ngã bảo trì kiện khang bất thị nhân vy cầu trưởng thọ, ngã chỉ thị bất tưởng nhân bệnh nhi liên luỹ tha nhân.
Tại vũ trụ trung ngã môn thị ấu trĩ nhi, vũ trụ chi mẫu hội cấp ngã môn tối hảo đích an bài, ngã tiếp thâu nhất thiết.
Thiên hy niên đối ngã một hữu thập yêu đặc biệt, bất quản thị toạ tại na lý hoà thuỳ đàm thoại, ngã hưởng thâu mỗi nhất thiên mỗi nhất khắc.
Sinh mệnh ý nghĩa tại vu chân thành, bất tham. Như quả yếu ngã hiện tại bế mục nhi khứ, ngã dã tri đạo ngã một hữu lưu hạ thập yêu, ngã đối sinh mệnh vô hối vô hám.
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: 百度百科)
NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT