Buông Bỏ Tình Cảm Riêng Tư Thì Mới Có Thành Tựu

BÁO CÁO TU HỌC TỪ LỚP HỌC ONLINE.

Hanh Trinh Thay Doi Ban Than

Buông Bỏ Tình Cảm Riêng Tư Thì Mới Có Thành Tựu: Hôm nay mình phải đi thẳng vào trong điểm này, còn không thì cứ đi loanh quanh, tu hành theo kiểu đọc Kinh Niệm Phật từ sáng đến tối làm lành lánh dữ. Nhưng vẫn giữ lòng riêng tư là vẫn luân hồi, mà ngay chỗ này không bắt tay vào hạ thủ công phu thì đi hạ thủ công phu vô đâu?

Hôm nay mình học tiếp Kinh THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO, tiếp theo bài học ngày hôm qua. Đến phần tổng kết sau đoạn đối thoại giữa Tống Quang Văn Đế và Hà Thượng Chi. Thì kết luận là khuyến thiện mới là đạo lý quan trọng của trị thiên hạ. Phật Giáo chuyên hoá tham lận đây là nói mình cần phải để ý đến tâm tham của mình. Tâm tham lam, keo kiệt, bản thân mình có điều kiện mà không muốn giúp đỡ người khác. Ngài nói biết giúp đỡ người khác là phước báo đích thực thì thật sự đạo lý này mình cũng được học nhưng mà chắc cũng chưa thấm.

Bằng chứng là việc giúp đỡ người khác có lúc cũng chưa được tích cực, hơn nữa lại vẫn còn nhiều suy nghĩ lo được lo mất cho bản thân mình. Thì mình cần phải nổ lực thực hành giống như Đại Sư Chương Gia dạy cho Ân Sư là phải bắt đầu từ bố thí, có được bao nhiêu thì phải bố thí bấy nhiêu. Nhất định phải buông xả keo kiệt là cho đi rồi không được phép tính toán.

Hơn nữa Ngài dạy mình ngoài chuyện keo kiệt về mặt vật chất ra thì mình phải chú ý đến chuyện tình cảm. Nhiều khi mình thấy mình cũng rất là hào phóng không keo kiệt nhưng mình hào phóng đối với những người mà mình có tình cảm, mà mình nghĩ đây là bố thí thì không phải. Trong bố thí của mình có điều kiện mặc định, đó chính là cái tình cảm của mình là cái điều kiện. Nên mình giúp đỡ cái người mà mình có tình cảm, mình thương yêu thì mình thấy có vẻ là buông xả rất là nhanh không tính toán gì, không suy nghĩ gì.

Khi giúp đỡ cho người thân trong gia đình, cho vợ chồng, cho con cái. Nhưng bắt đầu đi qua một tầng nữa như anh em họ xa thì bắt đầu có sự suy xét hoặc là bên gia đình vợ, gia đình chồng là bắt đầu có sự tính toán. Vì cái sự luyến ái đối với những người họ hàng xa này cho đến làng xóm láng giềng thì giảm đi, cho nên là mình phải nhìn ra được cái tâm này.

Do đó Ngài dạy mình cần phải buông xả tham ái là dùng cái tâm bình đẳng để giúp đỡ mọi người, thân hay không thân, gần gũi hay xa, đều là chỗ mình có thể bình đẳng giúp đỡ. Ngài nhấn mạnh đến việc nếu mình giữ cái tâm keo kiệt, tham ái thì cho dù mình có học Phật, Niệm Phật mà không buông xả được cái tâm tham ái này thì đời đời kiếp kiếp không thể thoát ra khỏi lục đạo và nó đẩy mình vào trong ba đường ác.

Nên cái tham ái này là một chỗ con cũng như mọi người trên lớp mình nhìn lại đối với cái tâm của mình và đối với những người xung quanh mà mình đã có duyên được gặp ở trong đời này. Thì mình thấy sẽ có một số đối tượng mình đặc biệt có tình cảm sâu nặng. Nếu mình không buông xả được tình cảm sâu nặng đối với những người này thì mình Niệm Phật không thể Vãng Sanh, cho dù đó là cha mẹ ruột, cho dù đó là con của chính mình đẻ ra, cho dù đó là vợ chồng ở với nhau cũng ba bốn chục năm tình cảm rất sâu đậm.

Mà ngay cả Ân Sư thì đối với những lời dạy này Ngài nhấn mạnh, Ngài được Chương Gia Đại Sư chỉ dạy biết bao nhiêu lần thì Ngài mới thức tỉnh, mới hiểu ra, có nghĩa là rất nhiều lần, rất nhiều lần, bản thân của Ân Sư cũng thấy mình có tính này, đó là keo kiệt, đó là tham ái. Dùng cái tâm phân biệt chấp trước để yêu thương, thì mình ở đây mình so với Ân Sư thì quả thật chắc là mình cũng phải nghe sự chỉ dạy này thêm rất nhiều lần nữa thì mình mới có thể thức tỉnh được.

Còn bây giờ nghe thì mình cũng tỉnh được chút xíu, nhưng mà sau khi lìa kinh giáo bước vô trong đời sống thì cái tư tưởng này, cái chỗ tham ái lo được lo mất trên bản thân này tính toán dựa trên những thứ này vẫn tiếp tục dày đặt trong tâm của mình. Thì làm thế nào mỗi người phải tìm ra được cái phương pháp.

Thậm chí cái tâm tham ái này chạy suốt từ trong gia đình chạy lên tới Đạo Tràng. Gia đình là đại biểu cho Thế Gian Pháp, Đạo Tràng tu học là đại biểu cho cái chỗ đi ra khỏi Thế Gian Pháp là cái chỗ để mình tu học Phật Pháp, là cái chỗ để mình hướng đến tâm thanh tịnh. Nhưng mà khi mình có điều kiện có một Đạo Tràng, có các bạn cùng học thì mình lại có cái tâm tham ái đối với một số đối tượng trong Đạo Tràng này. Đặc biệt là có một số đối tượng mình rất thích nói chuyện, rất thích tiếp xúc không phải là để học hỏi nhưng mà đây là hợp, hợp hơn hẳn so với những người khác.

Ví dụ trên lớp có 10 người, thì mình thấy 1-2 người này hợp với mình nhất. Nói chuyện hợp còn mấy người kia không có hợp bằng vì lí do a b c, thậm chí trong 10 người thì cũng có vài người mình cũng không thích lắm. Vì cá tính của họ, nhưng mà mình cũng không cần phải nói ra. Thì tự nhiên ở trong Đạo Tràng này là mình bắt đầu có tâm tham ái, bắt đầu có tâm phân biệt, bắt đầu nhìn lỗi người cũng chẳng khác gì so với trong gia đình.

Nhưng mà trong gia đình mình còn biểu lộ ra bộ mặt của mình một cách rõ ràng. Còn trong Đạo Tràng có thể che dấu đi bằng sự khiêm tốn, bằng cái sự hoà hợp, bằng cái sự vui vẻ. Nhưng mà trong tâm mình có sự phân biệt rất rõ ràng. À người A là con thích, người B là con không thích nè, thì như vậy là đi tới đâu cũng tăng trưởng việc tham ái này, thì chắc chắn là các bạn tạo tội nghiệp. Từ trong tham ái mới tạo ra tội nghiệp, cho nên khi mình còn giữ tâm tham ái này thì mình đi đâu, mình tiếp xúc mình cũng đều tạo ra những điều những việc chỉ có hại cho mình, không có gì tốt cả.

Nhưng mà tại sao mình không nhìn ra? Tại sao mình vẫn tiếp tục đồng loã, vẫn tiếp tục chiều chuộng cái tâm luyến ái này? Vì nó và cảm xúc tạo cho cho mình cảm giác mà người ta hay nói là thấy mình được thương và yêu thương, rồi được quan tâm, rồi được chăm sóc…nói chung thấy mình được tồn tại chút.

Còn nếu mình đi vào cái Đạo Tràng mà không có tình cảm gì cả thì thấy giống như mình lẳng lặng đến rồi lẳng lặng đi không ai quan tâm không ai để ý thì cảm thấy buồn chán. Thì cũng có thể đối với người học chung với mình thì mình lại giữ cái tâm lạnh lùng như vậy, nhưng mà đối với quý Thầy, quý Sư Cô những người mà hướng dẫn Đạo Tràng tu học thì mình lại đặc biệt có tình cảm. Thì cái tình cảm này cũng là luân hồi.

Bây giờ mình xả cái tham ái với mọi người một cách cực đoan, giữ khoảng cách với tất cả những người xung quanh. Vì sợ cái tâm tham ái này sẽ bộc phát, nhưng mà đối với quý Thầy, quý Sư Cô thì cảm thấy rất gần gũi, rất yêu thương đặc biệt. Cái tâm yêu thương này của mình, mình nhìn lại có phải xuất phát từ tình cảm riêng tư hay không?

Hay là cái tâm yêu thương này là thực sự giống như đối với Thích Ca Mâu Ni Phật là tri ân, tri ân những gì mà mình được Ngài dạy và cái tâm yêu thương này là cái động lực để mình phát huy chỗ thực hành. Chứ không phải theo kiểu yêu thương theo lòng riêng tư, à hôm nay con có cái này ngon con gửi biếu Thầy biếu Cô, rồi hôm khác con có cái kia ngon con gửi biếu Thầy biếu Cô, rồi thế này thế nọ…coi chừng đó là tâm riêng tư.

Cho nên cả Thầy lẫn trò nếu mà có tâm riêng tư, thì cả Thầy lẫn trò đều đi vào luân hồi tiếp. Đi đâu thì không biết nhưng vãng sanh thì không có phần. Cho nên có những cái mà hôm nay Ân Sư nói rất là rõ, có nhiều lúc mình làm những chuyện, mình suy nghĩ những thứ mà chính mình không biết đó chính là những chuyện đẩy mình vào trong luân hồi, đẩy mình vào trong ba đường ác, hổng biết đâu! Cho đây là chuyện bình thường. Ừ tôi quan tâm đến người ta, tôi yêu thương đến người ta là chuyện bình thường vì người ta có công với tôi, giúp tôi giác ngộ thế này thế kia dạy cho tôi biết bao điều hay.

Nhưng mà hông chừng trong đó chính là có lòng riêng tư, mà có lòng riêng tư không chịu bỏ đi. Mà lại không thấy có cảm giác tội lỗi ở đây, không nghĩ đây là tội, không nghĩ đây là lỗi, nghĩ đây là chuyện bình thường. Mà người Thầy cũng không nói, cũng không giảng ra để phá trừ sự chấp trước của lòng riêng tư này. Cho nên lại càng nghĩ rằng chuyện mình làm đúng với mối quan hệ sư đồ này nọ hay đối với đồng môn mình cần phải quan tâm.

Nhưng đây là lòng riêng tư, tại sao không giúp đỡ người khác, mà tại sao ta phải đặc biệt giúp đỡ người này, thậm chí còn xem người này trọng yếu hơn, quan tâm nhiều hơn. Thậm chí so với cha mẹ ở nhà mình cũng không bằng, so với vợ chồng ở nhà mình cũng không bằng, so với con cái ở nhà mình cũng không bằng. Thì đây chả phải lòng riêng tư thì là gì?

Hôm nay mình phải đi thẳng vào trong điểm này, còn không thì cứ đi loanh quanh, tu hành theo kiểu đọc Kinh Niệm Phật từ sáng đến tối làm lành lánh dữ. Nhưng vẫn giữ lòng riêng tư là vẫn luân hồi, mà ngay chỗ này không bắt tay vào hạ thủ công phu thì đi hạ thủ công phu vô đâu? Con ráng con dậy sớm con đọc Kinh, con ráng con thế này, con ráng con thế kia, con ráng buông bỏ suy nghĩ cho bản thân để đi giúp đỡ người này giúp đỡ người kia. Càng giúp người lại càng có lòng riêng tư, các bạn không tin các bạn đi giúp đi các bạn biết, phân biệt trong đó, chấp trước trong đó. Ừ hoàn cảnh này giúp đỡ thì sẽ tốt, hoàn cảnh kia thì chắc mình sẽ không giúp vì không có duyên, không đủ duyên với mình.

Phân biệt chấp trước đây là nói đến cái chỗ riêng tư, có cái ý riêng. Thí dụ nói ừ người già thì mình giúp, còn mấy người trẻ thì mình không giúp, mình thấy người nào khổ khổ theo cái định nghĩa khổ của mình thì mình giúp, còn người nào mình thấy không khổ lắm thì mình không giúp. Cũng là người bán vé số đó nhưng người này mình cảm thấy giúp thì mình hoan hỷ còn người khác đến mời vé số thì mình cũng không giúp, cũng không biếu 10 nghìn thí dụ vậy, không có.

Cho nên cái phân biệt chấp trước nó len lỏi luôn trong cái chuyện mình hướng ra ngoài làm thiện, thì tới chừng nào mình mới phá trừ được cái lòng riêng tư này? Càng làm càng phân biệt thì chỉ được chút phước báo nhỏ không đủ phước để Vãng Sanh được. Mà phước báo lớn bắt đầu từ xoay chuyển từ trong nội tâm, buông bỏ lòng riêng tư, buông bỏ cái luyến ái này. Mà thường cái này nó mang tính riêng tư thật, cho nên trong các bài báo cáo rất khó để mà nói ra.

Cũng được đi vì đó là chuyện cá nhân, nhưng bạn phải biết nếu mà bạn không xử lý cái lòng riêng tư này, thì việc học Phật ở đời này xem như không có tác dụng. Ch nên những cái duyên nào mình suy nghĩ lại, những đối tượng nào mình suy nghĩ lại, mà mình có lòng riêng tư, mà mỗi ngày mình tiếp xúc với họ, mình bồi dưỡng cái tư tưởng quan tâm chăm sóc yêu thương họ, nghĩ nhớ về họ. Thế là hỏng rồi công sức tu tập vứt hết. Thì đây là cái cửa ải đầu tiên và quan trọng bậc nhất đối với người NIỆM PHẬT CẦU SANH CỰC LẠC. Nếu không phá trừ buông bỏ lòng riêng tư nhất định không được Vãng Sanh, cho dù còn một chút xíu, một chút cảm xúc, một chút nhớ nhung, một chút yêu thương nào đó là con, là cháu, là vợ, là bạn, là người này người kia… thậm chí là Thích Ca Mâu Ni Phật. Bạn có lòng riêng tư với Ngài bạn cũng không thể Vãng Sanh, tôn sùng Ngài, mê muội, thì trong cái việc tôn sùng mê muội này thì trong lúc lâm chung hình ảnh của Ngài hiện ra, đố bạn Niệm Phật được. Lúc đó là cái hình ảnh Thích Ca Mâu Ni Phật dẫn bạn đi đâu bạn đi đó, mà chắc chắn là không thể dẫn bạn về Cực Lạc Thế Giới được. Vì bạn có lòng riêng tư với Thích Ca Mâu Ni Phật rất là nặng từ trong cái chỗ thành kính ban đầu, biết ơn ban đầu sanh trưởng ra cái lòng riêng tư sùng kính đến mức cực đoan, mê muội thì bạn cũng không thể Vãng Sanh. Cho nên Ngài dạy mình “nhớ Phật Niệm Phật hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật” đây là Phật nào? đây là Phật A Mi Đà. Chứ Ngài không dạy mình nhớ Phật Thích Ca Mâu Ni, không dạy mình nhớ vị Phật này, nhớ vị Phật Bồ Tát khác mà phải là chấp trì danh hiệu của A Mi Đà Phật phát nguyện cầu sanh Cực Lạc.

Cho nên bây giờ mình đối chiếu lại cái tâm mà mình sùng kính Thích Ca Mâu Ni Phật và với Đức Phật A Mi Đà mình thấy mình có phần sùng kính Thích Ca Mâu Ni Phật nhiều hơn thì mình cũng tiêu rồi. Nãy giờ con nói từ thế gian sang xuất thế gian các bạn thấy các bạn chết hết hiệp này qua hiệp khác, không có chạy đi đâu được, không thể nào ra khỏi luân hồi được, không cách chi ra được. Cho nên Vãng Sanh về Cực Lạc Thế Giới được không? Tự mình trả lời. Buông bỏ lòng riêng tư chuyên nhất Niệm câu Phật Hiệu cầu sanh Cực Lạc thì mới được.

Những thứ khác là chuyện nhỏ, đây mới là chuyện lớn. Đừng đi sửa những chuyện nhỏ linh tinh, tập trung vào chuyện lớn. Đây là vấn đề lớn của mình hay khởi tâm trạng hay có sự chấp trước phân biệt trong cái chuyện tình cảm riêng tư này đây không phải là chuyện nhỏ đâu, đây là chuyện vô cùng nghiêm trọng. Nhưng mình không thấy nó vô cùng nghiêm trọng, cho nên mình không để tâm. Mình thấy sát sanh có vẻ nghiêm trọng cho nên mình mới ăn chay, cho nên năm giới này mình thấy cái nào nghiêm trọng rồi mình mới chịu sửa, mười thiện này mình thấy cái nào nghiêm trọng rồi thì mình mới chịu thay đổi, trong cái mười ác này mình chuyển thành mười thiện. Cái nào nghiêm trọng mình chưa làm được, mình thấy nguy hiểm quá thì mình mới thay đổi.

Thì con khẳng định cái tâm riêng tư tham ái này là cái nghiêm trọng bậc nhất đối với rất nhiều người hiện đang có mặt trên lớp học này. Khoan nói đến những cái chỗ khác, cái chỗ này là cái chỗ nghiêm trọng nhất. Cho nên bạn làm nhiều việc tốt có tích nhiều phước đi chăng nữa thì cái phước báo này không đủ để đưa bạn về Cực Lạc. Vì nó có lòng riêng tư, cho nên mình chỉ thay đổi điều này khi mình thấy nó nghiêm trọng.

Giống như một người bệnh, mà họ không biết gì cả họ chỉ thấy đau ở bụng lâu lâu đau đau chưa thấy nghiêm trọng lắm. Nhưng mà cho đến khi bác sĩ khám, vô tình đi khám tổng quát tự nhiên bác sĩ phát hiện ra khối u ung thư, đã ung thư rồi cái đau đó xuất phát từ ung thư bao tử đi. Thí dụ vậy thì đây là nghiêm trọng nè, thì khi đó người này mới bắt đầu tìm mọi cách để trị cái ung thư này. Chứ còn trước đó thì không quan tâm lắm, hoặc là thậm chí là biết được rồi đây là ung thư nhưng mà cũng thấy thôi kệ sống chết có số. Cho nên thôi cứ tự chữa theo cách của mình thí dụ vậy đi. Có nghĩa là cũng không thấy vấn đề này nghiêm trọng, hoặc là có một số thói quen của mình, mình cũng không thấy đây là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng từ trong thói quen này nó đẩy mình vào trong cái hậu quả, thì mình phải nhìn ra được cái nghiêm trọng này. Cho nên mình tham luyến cái tình chấp riêng tư với những đối tượng này, thì cái hậu quả sẽ là như thế nào đây? Có thể phải đi vào trong tam ác đạo, si mê trong cái chuyện này đi vào đường súc sanh, tham luyến cái chuyện này không dứt ra được, có thể đi vào đường ngạ quỷ và từ trong tham luyến này mà không được như ý thường hay khởi sân hận, đối với những đối tượng này oán rồi tranh giành, rồi ganh tỵ với người này người kia. Khi thấy những người này, gọi là ghen tuông. Thấy Thầy không có quan tâm đến mình nữa; Sư Huynh, Sư Tỷ không có quan tâm đến mình nữa mà quan tâm đến những bạn khác, con cái không thương mình nữa nó có chồng nó thương chồng, nó có vợ nó thương vợ ôi…cũng buồn, cũng tủi thân,v.v…

Tự nhiên mình đánh mất đi cái sự được quan tâm của những đối tượng này như trước đây, họ không quan tâm đến mình nữa, mà họ quan tâm đến những đối tượng khác là bắt đầu mình buồn, chắc đi vô địa ngục quá. Vì nó sẽ làm cho mình sân, cho nên mình nói mình đã đánh mất rất nhiều tuổi thanh xuân của mình, để mình thương yêu con chăm sóc con nuôi dạy con nên người bây giờ nó ăn cháo đá bát, thí dụ vậy đi, hoặc là chồng mình, vợ mình mình quan tâm yêu thương bao nhiêu năm nay tự nhiên giờ phản bội mình. Không chấp nhận được, cho nên cái oán này vẫn ở trong lòng mình, cho dù ngày nào cũng lạy Phật sám hối, ngày nào cũng Niệm Phật. Nhưng mà nghĩ đến câu chuyện cũ, nghĩ đến những đối tượng này nước mắt chợt trào ra, thở ngắn thở dài. Thì đó có phải chuyện nhỏ không? Hay lòng mình chùng xuống, cho nên trong cái không được như ý muốn mình nữa thì mình bắt đầu mình sanh chuyện ý, rất có thể phải đi rớt xuống nữa. Dạ rồi con chỉ muốn nhấn mạnh một cái điểm đó thôi.

Dạ A Mi Đà Phật.

One Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *